Hướng dẫn cách lập hóa đơn điều chỉnh tăng, hóa đơn điều chỉnh giảm theo quy định mới nhất năm 2025 tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC
I. Căn cứ hướng dẫn cách lập hóa đơn điều chỉnh:
1. Trước ngày 01/06/2025, thực hiện theo quy định tại:
Điều 19 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC
2. Từ ngày 01/06/2025 trở đi, thực hiện theo quy định tại: Khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ (Nghị định 70/2025/NĐ-CP ban hành ngày 20/03/2025, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025)
Chi tiết cách lập hóa đơn điều chỉnh ở từng giai đoạn như sau:
II. Cách lập hóa đơn điều chỉnh theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (áp dụng cho giai đoạn trước ngày 01/06/2025)
1. Khi nào thì lập hóa đơn điều chỉnh?
+ Khi xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
Cụ thể như sau:
Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót
......
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
.........
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
.......
c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.
+ Ngoài việc sử dụng hóa đơn điều chỉnh trong trường hợp xử lý hóa đơn lập sai ra, thì hóa đơn điều chỉnh còn sử dụng trong các trường hợp khác như: Hàng bán bị trả lại (điều chỉnh giảm số lượng), giảm giá hàng bán (điều chỉnh giảm đơn giá), chiết khấu thương mại (Điều chỉnh giảm khoản thực hiện chiết khấu) , quyết toán giá trị công trình/dịch vụ (điều chỉnh tăng/giảm so với các hóa đơn đã xuất trước đó)...
2. Cách lập hóa đơn điều chỉnh:
Tổng quan:
* Hóa đơn điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), Hóa đơn điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
(Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử có sai sót)
+ Nếu sai cao hơn => Phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
Ví dụ: đơn giá đúng là: 11.000.000. Nhưng ghi sai thành 11.000.000
=> Cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá:
Khi lập hóa đơn tại cột đơn giá sẽ ghi phần chênh lệch là: -1.000.000
(Điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm: 10.000.000 – 11.000.000 = -1.000.000)
+ Nếu sai thấp hơn => Phải lập hóa đơn điều chỉnh tăng.
Ví dụ: Số lượng đúng là: 9. Nhưng ghi sai thành 8
=> Cần lập hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng:
Khi lập hóa đơn tại cột số lượng sẽ ghi phần chênh lệch là: 1
(Điều chỉnh tăng ghi dấu dương: 9 - 8 = 1)
+ Nếu sai 1 chỉ tiêu nào đó mà dẫn đến sai các chỉ tiêu khác thì thực hiện điều chỉnh cả những chỉ tiêu bị sai liên đới đó
Ví dụ: Sai thuế suất thuế GTGT dẫn tới sai cả tiền thuế GTGT và tổng thanh toán thì khi điều chỉnh hóa đơn sẽ thực hiện điều chỉnh cả thuế suất, tiền thuế và tổng thanh toán
* Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ:
“Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
2.1. Mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm năm 2025:
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
2.2. Mẫu hóa đơn điều chỉnh tăng năm 2025:
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
3. Lưu ý:
* Sau khi lập hóa đơn điều chỉnh xong thì thực hiện: Ký số -> Gửi cho CQT để cấp mã -> Gửi cho người mua.
* Một hóa đơn chỉ được áp dụng 1 hình thức xử lý sai sót:
Theo điểm c, khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp thì:
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu
Theo Công văn 1647/TCT-CS ngày 10/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì:
Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:
+ Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).
+ Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).
F1 đã lựa chọn xử lý sai sót của hóa đơn F0 theo cách lập hóa đơn điều chỉnh rồi thì từ F2 trở đi cũng phải thực hiện xử lý hóa đơn sai sót bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh rồi (từ F2 trở đi được thực hiện xử lý hóa đơn sai sót bằng cách lập hóa đơn thay thế)
Với: F1 hóa đơn điều chỉnh lần 1 cho hóa đơn F0, F2 hóa đơn điều chỉnh lần 2 cho hóa đơn F0, F3 hóa đơn điều chỉnh lần 3 cho hóa đơn F0,...
(Với mỗi hóa đơn F0 khác nhau thì được chọn cách xử lý khác nhau)
4. Một vài các câu hỏi mà bạn có thể quan tâm khi lập hóa đơn điều chỉnh:
Câu hỏi 1: Có bắt buộc phải lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh không?
Trả lời: Tại thời điểm trước ngày 01/06/2025 thì thực hiện theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP do đó: Không bắt buộc lập biên bản thỏa thuận điều chỉnh
Theo Công văn số 34787/CTHN-TTHT ngày 18/7/2022 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử thì:
Khi áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nếu phát hiện hóa đơn đã gửi cho người mua bị sai sót thì doanh nghiệp xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn lập HĐĐT điều chỉnh hoặc HĐĐT mới để điều chỉnh lại nội dung sai sót.
Việc lập biên bản điều chỉnh trước khi phát hành HĐĐT điều chỉnh hoặc HĐĐT mới chỉ bắt buộc nếu các bên có thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được miễn lập biên bản điều chỉnh.
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
Câu hỏi 2: Hóa đơn điều chỉnh có phải gửi mẫu số 04/SS-HĐĐT không?
Trả lời: Khi lập hóa đơn điều chỉnh không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế
Theo công văn 1647/TCT-CS 2023 ngày 10/05/2023 của Tổng Cục Thuế về hóa đơn điện tử thì:
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
=> Các trường hợp phải gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT gồm có:
+ Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót
+ Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót
+ Trường hợp phát hiện hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử loại cũ (theo thông tư 32/2011/TT-BTC) đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 có sai sót
Ngoài ra, còn 1 trường hợp nữa phải lập Mẫu số 04/SS-HĐĐT đó là:
Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
(Theo điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp)
Còn:
Trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
Câu hỏi 3: Có được áp dụng mức thuế suất 8% trên hóa đơn điều chỉnh không?
Trả lời: Hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn được giảm thuế GTGT 8% thì cũng được áp dụng mức thuế suất 8% trên hóa đơn điều chỉnh
Theo hướng dẫn tại “Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế về việc lập hóa đơn thì:
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, sau ngày 31/12/2022 phát hiện có sai sót phải lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế mà không ảnh hưởng tới tiền hàng và thuế GTGT phải nộp hoặc điều chỉnh giá tính thuế thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế áp dụng thuế suất thuế GTGT 8%; Trường hợp sai sót về số lượng hàng hóa dẫn đến sai sót về tiền hàng và thuế GTGT thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế áp dụng thuế suất thuế GTGT theo quy định tại thời điểm lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế.
- Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng và đối với các khoản chiết khấu thương mại của hàng hóa được giảm thuế GTGT với thuế suất 8% đã bán trong năm 2022 nhưng từ 01/01/2023 mới xuất hóa đơn thể hiện nội dung chiết khấu thương mại thì:
+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập vào lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo sau ngày 31/12/2022 thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh ở nội dung giá tính thuế, thuế suất thực hiện theo pháp luật hiện hành tại thời điểm lập hóa đơn.
+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu sau ngày 31/12/2022 thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% tại thời điểm bán hàng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) nhưng sau ngày 31/12/2022 cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ ngày 01/02/2022 đến 31/12/2022 và hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, được xác định từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 nhưng sau ngày 31/12/2022, cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu xây dựng, lắp đặt đã nghiệm thu, bàn giao thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm, được áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
III. Cách lập hóa đơn điều chỉnh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP (áp dụng cho giai đoạn từ ngày 01/06/2025 trở đi)
Thực hiện theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 19 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025 như sau:
Trường hợp phát hiện hóa đơn điện tử đã lập sai (bao gồm hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi dữ liệu đến cơ quan thuế) thì người bán thực hiện xử lý như sau:
Hóa đơn điện tử có sai sót về: mã số thuế; sai về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử
Trường hợp người bán lựa chọn lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập sai thì lập hóa đơn điều chỉnh như sau:
+ Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập sai phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
+ Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn điều chỉnh thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh
Sau khi lập xong hóa đơn điều chỉnh thì: Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh => sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Lưu ý:
+ Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập sai và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh, sau đó lại phát hiện hóa đơn sai thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý lần đầu;
+ Đối với trường hợp trong tháng người bán đã lập sai cùng thông tin về người mua, tên hàng, đơn giá, thuế suất trên nhiều hóa đơn của cùng một người mua trong cùng tháng thì người bán được lập một hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho nhiều hóa đơn điện tử đã lập sai trong cùng tháng và đính kèm bảng kê các hóa đơn điện tử đã lập sai theo Mẫu số 01/BK-ĐCTT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
Vậy là: Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã: Bổ sung quy định lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập sai trong cùng tháng của cùng 01 người mua.
+ Trước khi điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập sai theo quy định tại điểm b khoản này, đối với trường hợp người mua là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai; trường hợp người mua là cá nhân thì người bán phải thông báo cho người mua hoặc thông báo trên website của người bán (nếu có). Người bán thực hiện lưu giữ văn bản thỏa thuận tại đơn vị và xuất trình khi có yêu cầu.
Vậy là: Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã: Bổ sung quy định trước khi điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử đã lập sai, đối với người mua là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: người bán, người mua phải có văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai; trường hợp người mua là cá nhân thì người bán thông báo cho người mua hoặc thông báo trên website của người bán;
Còn Hiện hành: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không bắt buộc có văn bản thỏa thuận về việc điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử lập sai.
+ Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.
Hóa đơn để điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập trong một số trường hợp như sau:
+ Đối với các hóa đơn điện tử đã lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không bị sai nhưng khi thanh toán thực tế hoặc khi quyết toán có sự thay đổi về giá trị, khối lượng trên cơ sở kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan thì người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới đối với số chênh lệch qua quyết toán phản ánh theo đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh (phát sinh giảm ghi âm (-) hoặc phát sinh tăng ghi dương (+) phù hợp với thực tế).
+ Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau đảm bảo số tiền chiết khấu không vượt quá giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau hoặc được lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Bảng kê được lưu tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào tại kỳ lập hóa đơn điều chỉnh.
+ Xử lý hóa đơn điện tử trong trường hợp trả lại hàng hoá, dịch vụ:
+/ Trường hợp trả lại hàng hóa: Trường hợp người mua trả lại toàn bộ hoặc một phần hàng hóa (bao gồm cả trường hợp đổi hàng làm thay đổi giá trị của hàng hóa đã mua) thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa thì người mua lập hóa đơn điện tử giao cho người bán; người bán, người mua thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định khi bán hàng hóa.
+/ Trường hợp hàng hoá là tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và tài sản đã được đăng ký theo tên người mua thì khi trả lại hàng hoá đảm bảo phù hợp với pháp luật liên quan, nếu người mua là đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử thì người mua thực hiện lập hoá đơn trả lại hàng cho người bán.
+/ Đối với trường hợp hoàn phí, giảm phí, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi để giảm thu khác theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm: Căn cứ vào hóa đơn đã lập và biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn, giảm (không bao gồm thuế giá trị gia tăng), số tiền thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thu (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do hoàn, giảm phí bảo hiểm thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh giao cho khách hàng tham gia bảo hiểm, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền. Trên hóa đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm hoàn, giảm, lý do hoàn, giảm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn thu phí bảo hiểm tại doanh nghiệp và xuất trình khi có yêu cầu.
Lưu ý: Đối với 3 trường hợp nêu trên thì người bán, người mua phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc trả lại hàng hoá, dịch vụ và phải xuất trình khi được yêu cầu.
+/ Trường hợp người bán đã lập hóa đơn khi thu tiền trước khi cung cấp dịch vụ hoặc lập hóa đơn thu tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, nhà chuyển nhượng sau đó phát sinh việc huỷ hoặc chấm dứt giao dịch và hủy một phần việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập theo quy định.
+ Trường hợp tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) đã lập hóa đơn thu phí dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng sau đó phát sinh giao dịch hoàn phí dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng cho đơn vị chấp nhận thẻ thì tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định, trên hóa đơn điều chỉnh không cần có thông tin “Điều chỉnh cho hóa đơn số.... Mẫu số... ký hiệu... ngày...tháng...năm.”
+ Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông mà khách hàng sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động để thanh toán cho cước dịch vụ trả sau, nhắn tin ủng hộ từ thiện, các dịch vụ viễn thông khác được chấp nhận thanh toán bằng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động theo quy định của pháp luật và khi bán thẻ cào, hoàn thành cung cấp dịch vụ doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện lập hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định, doanh nghiệp viễn thông căn cứ vào dữ liệu trên bảng kê hoặc biên bản làm việc với đối tác, khách hàng để thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh.
Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm bài viết: