Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) năm 2024
Quy định về đối tượng tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc năm 2024 và những đối tượng không phải tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc
* Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
- Đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH:
Người lao động ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
- Đối tượng không bắt buộc phải tham gia BHXH:
+ Ký HĐLĐ có thời hạn dưới 1 tháng
+ Ký Hợp đồng thử việc, khoán việc, hợp đồng cộng tác viên ký theo hình thức là hợp đồng dịch vụ
+ Hợp đồng với người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng (theo Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội)
Lưu ý đối với hợp đồng cộng tác viên: CTV có thể ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bằng 1 trong 2 hình thức, đó là: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.
+ Nếu CTV mà ký hợp đồng với DN dưới hình thức là hợp đồng dịch vụ thì không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
+ Nếu CTV mà ký hợp đồng với DN dưới hình thức là hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cả người sử dụng lao động và người lao động. Trong những trường hợp không phải đóng, người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội cho bản thân.
* Đối tượng phải tham gia BHYT, BHTN bắt buộc:
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 thì:
- Đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, BHTN:
Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên
- Đối tượng không bắt buộc phải tham gia BHYT, BHTN:
Ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng
* Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- Đối tượng bắt buộc phải tham gia: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên
- Đối tượng không bắt buộc phải tham gia: Ký HĐLĐ dưới 1 tháng
* Lưu ý: Đối với người lao động làm việc nhiều nơi (từ 2 nơi trở lên):
+ BHXH: Chỉ phải tham gia 1 nơi, tại nơi ký hợp đồng lao động đầu tiên, các nơi còn lại không phải đóng.
+ BHYT: Chỉ phải tham gia 1 nơi, tại nơi ký HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, các nơi còn lại không phải đóng
+ BHTN: Chỉ phải tham gia 1 nơi, tại nơi ký hợp đồng lao động đầu tiên, các nơi còn lại không phải đóng.
+ BH TNLĐ-BNN: Phải tham gia tất cả mọi nơi nếu ký HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên (Các nơi ký dưới 1 tháng không phải đóng)
Theo điều 21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH
+ Lưu ý: Đối với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì trách nhiệm đóng thuộc về doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Còn người lao động không bị trích trừ tiền lương đối với khoản này