wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Quy định về thuế GTGT

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào Theo Nghị định 181/2025

 

Quy định về điều kiện được khấu trừ thuế GTGT mới nhất năm 2025 theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ ngày 01/7/2025


Căn cứ pháp lý:
+ Luật Thuế GTGT số: 48/2024/QH15, ban hành ngày 26/11/2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
+ Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế GTGT, ban hành ngày 01/07/2025 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
+ Thông tư 69/2025/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thực hiện Nghị định 181/2025/NĐ-CP, ban hành ngày 01/07/2025 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025

Theo các quy định này thì:

Từ ngày 01/07/2025 trở đi, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì:

+ Doanh nghiệp phải có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt 


Chi tiết về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì các bạn xem tại đây:

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt từ ngày 01/07/2025
 
Ngoài những điều kiện cơ bản này ra thì doanh nghiệp còn phải thực hiện các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Luật thuế GTGT số: 48/2024/QH15 và Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết về các nguyên tắc đó thì các bạn xem tại đây:
 Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào


Tiếp nữa theo quy định tại khoản 3, điều 14 của Luật thuế GTGT số: 48/2024/QH15 thì:
 
3. Cơ sở kinh doanh không đáp ứng quy định về khấu trừ thuế tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các hóa đơn, chứng từ được lập từ các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật này thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Trong đó: Khoản 1 là nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và khoản 2 là điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Còn các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật này thì các bạn xem tại đây:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong khấu trừ, hoàn thuế
 

Chi tiết quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào từ ngày 01/07/2025 như sau:


1. Điều kiện về hóa đơn, chứng từ nộp thuế

Theo điều 25 của Nghị định 181/2025/NĐ-CP thì:
 
Cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % nhân với doanh thu thay cho phía nước ngoài).

Trong đó: điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:
Điều 14. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài;

Khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này:
Điều 4. Người nộp thuế
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này; tổ chức sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí và khai thác dầu khí của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
4. Nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp nước ngoài); tổ chức là nhà quản lý nền tảng số nước ngoài thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài; tổ chức kinh doanh tại Việt Nam áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế mua dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử hoặc các nền tảng số thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài.
 

Vậy là: Muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về hóa đơn chứng từ như sau:
 
+ Nếu mua hàng hóa dịch vụ trong nước thì phải có hóa đơn GTGT
Lưu ý: Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn của các công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) không được dùng để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào
 
+ Khi nhập khẩu: phải có chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu 
 
+ Khi nộp thay thuế GTGT cho phía nước ngoài: phải có chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài
(Theo Điều 6 Thông tư 69/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 thì: Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài là chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật)
=> Các hóa đơn chứng từ này chính là các căn cứ để doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đầu vào 
 

2. Điều kiện về thanh toán:

2.1. Đối với các hóa đơn có giá trị dưới 5 triệu đồng

Theo điểm h, khoản 2, điều 26 của Nghị định 181/2025/NĐ-CP thì:

 
h) Trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 05 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 05 triệu đồng theo giá đã có thuế giá trị gia tăng và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu không phải trả tiền của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thì không cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào.
 
Vậy là: Đối với các hóa đơn có tổng thanh toán dưới 05 triệu đồng thì không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt => Các hóa đơn này thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cũng đều được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trên hóa đơn đó Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo Nghị định 181 2025

Nhưng đặc biệt lưu ý như sau: 

 
Theo khoản 3 điều 26 của Nghị định 181/2025/NĐ-CP thì:
 
3. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một người nộp thuế có giá trị dưới 05 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 05 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Vậy là: Trường hợp mua hàng của 1 nhà cung cấp nhưng mua nhiều lần trong cùng 1 ngày mà tổng thanh toán trên các hóa đơn đó cộng lại thành từ 5 triệu đồng trở lên thì phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
 
Ví dụ: Trong cùng 1 ngày là ngày 15/07/2025, công ty Thiên Ưng mua hàng của cùng 1 nhà công cấp là công ty Long Thành 3 lần như sau:

Lần mua hàng Thời gian Tổng thanh toán của Hóa đơn
(Số tiền đã bao gồm thuế GTGT)
Lần 1 9h ngày 15/07/2025 2.000.000đ
Lần 2 11h ngày 15/07/2025 1.000.000đ
Lần 3 16h ngày 15/07/2025 3.000.000đ
Tổng cộng số tiền hàng đã mua trong ngày 15/07/2025 6.000.000đ

Vậy là: Trong cùng ngày 15/07/2025, công ty Thiên Ưng mua hàng của cùng 1 nhà công cấp là công ty Long Thành nhiều lần (3 lần) có tổng giá trị là 6.000.000đ (Tức là đã vượt ngưỡng "từ 05 triệu đồng trở lên")

=> Do đó, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trên các hóa đơn này thì công ty Thiên Ưng phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (Ví dụ như lập UNC chuyển khoản thì sẽ có có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là UNC và giấy báo Nợ của Ngân hàng)

2.2. Đối với các hóa đơn có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên: thì phải thanh toán không dùng tiền mặt

Cụ thể theo khoản 1 điều 26 của Nghị định 181/2025/NĐ-CP thì:


Cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trong đó:
 
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP như: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 
Chi tiết về quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP thì các bạn xem tại đâyNghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt
 
Lưu ý: Chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán KHÔNG ĐƯỢC chấp nhận là chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
 
 
2.3. Một số trường hợp được coi như thanh toán không dùng tiền mặt hoặc không bắt buộc phải có Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mà vẫn được khấu trừ thuế GTGT đâu vào 

Theo  khoản 2 điều 26 của Nghị định 181/2025/NĐ-CP thì bao gồm các trường hợp sau:
 
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
 
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua bên thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay, cho mượn sang tài khoản của bên đi vay, đi mượn đối với khoản vay, mượn bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà bên bán hỗ trợ cho bên mua, hoặc nhờ bên mua chi hộ.
 
c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán không dùng tiền mặt (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán không dùng tiền mặt cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một tổ chức hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
 
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng cổ phiếu, trái phiếu mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng mua bán dưới hình thức văn bản được lập trước đó.
 
đ) Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu tại điểm a, b, c và d khoản này mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 05 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
 
e) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán không dùng tiền mặt vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định tương ứng với số tiền chuyển vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước.
 
g) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ 05 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
 
h) Trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 05 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 05 triệu đồng theo giá đã có thuế giá trị gia tăng và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu không phải trả tiền của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thì không cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào.
 
i) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được ủy quyền cho cá nhân là người lao động của cơ sở kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của cơ sở kinh doanh, sau đó cơ sở kinh doanh thanh toán lại cho người lao động bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa, dịch vụ đặc thù

Theo điều 28 của Nghị định 181/2025/NĐ-CP thì:
 
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa qua sàn thương mại điện tử ở nước ngoài và một số trường hợp đặc thù khác ngoài các điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định này, cơ sở xuất khẩu hàng hóa phải có tài liệu chứng minh việc đã xuất bán hàng hóa ở ngoài Việt Nam. Trong đó:
 
1. Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa qua sàn thương mại điện tử ở nước ngoài: cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa phải có tài liệu chứng minh việc đã xuất bán hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng ký với nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử để bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở nước ngoài (việc giao dịch bán hàng giữa cơ sở kinh doanh và người mua ở nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật thương mại điện tử và pháp luật về giao dịch điện tử); hóa đơn bán hàng hóa; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ủy quyền cho tổ chức trung gian là các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử thu hộ tiền từ người mua ở nước ngoài thì việc thanh toán ủy quyền phải được quy định trong hợp đồng với nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử); tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan khi gửi hàng ra nước ngoài; tài liệu chứng minh giao hàng cho người mua ở nước ngoài; phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có).
 
2. Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa đã gửi tại kho ngoại quan ở nước ngoài: cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa phải có tài liệu chứng minh việc đã xuất bán hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng xuất khẩu hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu; hóa đơn bán hàng hóa; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan khi gửi hàng ra nước ngoài; tài liệu chứng minh giao hàng cho người nhập khẩu ở nước ngoài (tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan khi xuất hàng để giao cho người mua của quốc gia gửi hàng hoặc tài liệu chứng minh hàng hóa đã bán tại kho ngoại quan); phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có).
 
3. Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài: cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa phải có tài liệu chứng minh việc đã xuất bán hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ kê khai với cơ quan hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam.
 
4. Đối với hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh; hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế: cơ sở kinh doanh phải có tài liệu chứng minh việc hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly, cửa hàng miễn thuế; cơ sở kinh doanh phải có Bảng kê hàng hóa đã bán cho khách xuất cảnh tại khu vực cách ly, cửa hàng miễn thuế theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
 
5. Đối với sản phẩm nội dung thông tin số cung cấp cho bên nước ngoài: cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ phải có hồ sơ, tài liệu chứng minh dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 17 Nghị định này và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
 
6. Đối với hàng hóa gia công chuyển tiếp để xuất khẩu là hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại và pháp luật về quản lý ngoại thương: hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ lục hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài, trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam; hóa đơn giá trị gia tăng ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giá quy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ định của bên nước ngoài; phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp) có đủ xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp; hàng hóa gia công cho nước ngoài phải thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật; tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
 
7. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan: có hợp đồng xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
 
8. Trường hợp hàng hóa, vật tư do cơ sở kinh doanh xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, ngoài quy định tại khoản 7 Điều này, cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau: tờ khai hải quan; hàng hóa, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt; hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp ủy thác xuất khẩu).
 
9. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu đã có xác nhận của cơ quan hải quan nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể quy định tại Mục này thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra. Riêng đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp, nếu không có đủ các thủ tục, hồ sơ về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định thì phải tính và nộp thuế giá trị gia tăng như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra.
-----------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------

 
Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn xem thêm bài viết:
 
-------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước ngày 01/07/2025


Trước ngày 01/07/2025: thì việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào được thực hiện theo các điều kiện được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng số: 13/2008/QH12 và Nghị định 209/2013/NĐ-CP và 1 số các thông tư sửa bổ sung như:

+ Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
+ Điều 10 Thông tư 151/2014/TT-BTC
+ Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
+ Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC


1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
- Hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.


Nghĩa là:
- Nếu là hàng hóa, dịch vụ trong nước: Thì phải có hóa đơn GTGT hợp pháp.

 

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu:

- Nếu là hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu: Thì phải có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay nhà thầu nước ngoài (còn gọi là thuế nhà thầu)

----------------------------------------------------------------------
 

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên.
    (trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.)

Nghĩa là:
- Những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên: Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Những hóa đơn dưới 20tr giá đã có thuế GTGT: Không cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (chi tiền mặt cũng được).


Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm:
  -
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  -
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Cụ thể như sau:


1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định.
 (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán
mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

 a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.

 b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào
từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.

 c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua
trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào:
 - 
Hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản,
 - Hoá đơn giá trị gia tăng.
 - Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp
-> Để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

  - Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh
vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

  - Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
 ---------------------------------------------------------------------------
 
2. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán
bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có:
 - Biên bản đối chiếu số liệu.
 - X
ác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.

- Trường hợp bù trừ công nợ
qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức
bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có:
 -
Hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó.
 -
Chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được
thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên
phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Ví dụ: Công ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B. Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ.
 


 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 

3, Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấpgiá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngàytổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

 - Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh
có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”

Nghĩa là: Mỗi cửa hàng đó là 1 nhà cung cấp -> Không gộp chung với Công ty.


Ví dụ: Công ty A có cửa hàng số B, cửa hàng số C.
- Ngày 19/1 Công ty kế toán Thiên Ưng mua hàng của Công ty A trị giá 10tr, mua hàng của Cửa hàng B trị giá 11tr, mua hàng của Cửa hàng C 12tr.
=> Như vậy Công ty Thiên Ưng sẽ nhận được 3 hóa đơn của 3 nhà cung cấp khác nhau (không phải của 1 nhà cung cấp) -> Nên không thuộc trường hợp mua hàng nhiều lần trong cùng 1 ngày của 1 nhà cung cấp.

 

Xem thêm: Xuất nhiều hóa đơn cho 1 công ty trong 1 ngày.


---------------------------------------------------------------------------------------------


4. Không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp:

 - Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
 - Hóa đơn
không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
 - Hóa đơn
không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều 14 Thông tư 219);
 - Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT
giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
 - Hóa đơn ghi giá trị
không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

------------------------------------------------------------------------


5. Các trường hợp khác cần chú ý:

a) Nếu mua xe
 ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

Nghĩa là:
 - Những Ô tô KHÔNG sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn -> Thì chỉ được khấu trừ tối đa 160tr tiền thuế GTGT. Còn phần vượt trên thì không được khấu trừ.
 - Nếu Ô tô sử dụng vào những viêc trên: ->
Được khấu trừ toàn bộ


Xem thêm: Cách hạch toán mua xe ô tô trên 1.6 tỷ


- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

------------------------------------------------------------------------------
 

b) DN sản xuất kinh doanh hàng Chịu thuế và Không chịu thuế:

 - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng
đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.
 - Trường hợp
không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

- Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT
hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

c, Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hóa đơn dịch vụ ăn uống:
 

Căn cứ theo Công văn 15176/CTHN-TTHT ngày 11/05/2021 của Cục thuế TP Hà Nội:
 
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Trong thời gian
từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 được ban hành đến ngày 30/6/2022, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành. Theo đó, đối với hóa đơn đầu vào với nội dung hóa đơn là “dịch vụ ăn uống” thì:

 - Trường hợp hóa đơn đầu vào là
hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC và bảng kê đính kèm trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

 - Trường hợp hóa đơn đầu vào là
hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC và trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011.

Công ty
được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi phí đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.

--------------------------------------------------------------------
 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

6. Cách xử lý thuế GTGT không được khấu trừ:

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định.
  ->  Trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
 

Như vậy:
 - Số thuế GTGT không được khấu trừ thì: Hạch toán vào chi phí hoặc tính vào nguyên giá TSCĐ.
 - Riêng số thuế GTGT của hóa đơn có giá trị từ 20tr trở lên mà không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt => Sẽ bị loại (Không được khấu trừ và cũng không được hạch toán vào chi phí)

 
---------------------------------------------------------------------------------------------
 
Chú ý: Trên đây là quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa dịch vụ trong nước, nhập khẩu, nộp thuế thay cho phía nước ngoài -> Còn quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu các bạn xem tại đây nhé:
 
 
------------------------------------------------------------------------------------------
 
-----------------------------------------------------------------------------------------
Chúc các bạn thành công! Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về thuế - Kế toán: kê khai thuế tháng/quý, hoàn thiện sổ sách, lương, BHXH, lên Báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ....
Có thể tham gia: Khóa
 học thực hành kế toán tổng hợp thực tế
------------------------------------------------------------------

Giảm 25% học phí khóa học kế toán thực tế
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online