wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Quy định về thuế GTGT

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế GTGT Theo Nghị định 126, Thông tư 80

Quy định về nơi nộp báo cáo, hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC


1) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (bao gồm cả dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế cùng tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính, đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính).
(Khoản 1 Điều 45 Luật Quản lý thuế)
 
2) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
(Khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
3) Người nộp thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại địa bàn khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng và nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản (trừ hoạt động kinh doanh bất động sản vãng lai theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
(Điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
 
4) Người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại địa bàn khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính (trừ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng và nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.
 
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
 
Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.
 
(Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
5) Người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là nhà thầu xây dựng (nhà thầu chính, nhà thầu phụ), ký hợp đồng (phụ lục hợp đồng) trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng (hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành) tại địa bàn khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính (bao gồm cả công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh) thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng và nộp thuế giá trị gia tăng của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng theo mẫu số 05/GTGT; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng. Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ theo quy định thì người nộp thuế không phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước tương ứng với số tiền thuế Kho bạc Nhà nước đã khấu trừ.
 
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
 
Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh.
 
Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có công trình xây dựng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.
 
(Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
6) Người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng tại địa bàn khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư và nộp hồ sơ khai thuế cho Cục Thuế nơi có dự án đầu tư.
 
 Trường hợp Chủ dự án đầu tư giao Ban quản lý dự án và Chi nhánh tại địa phương cấp tỉnh khác địa phương nơi Chủ dự án đầu tư đóng trụ sở chính thay mặt Chủ dự án đầu tư trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương thì Ban quản lý dự án và Chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng đối với từng dự án đầu tư nộp cho cơ quan thuế nơi có dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế GTGT phải nộp của tất cả các hoạt động kinh doanh cùng kỳ tính thuế của Chủ dự án đầu tư.
 
Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, Chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
 
(Điểm d Khoản 2 Điều 7 và Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Điểm mới 2 Khoản 5.2 công văn số 5189/TCT-CS ngày 7/12/2020 của Tổng cục Thuế hướng dẫn điểm mới Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
 
7) Người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính nhưng có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC như sau:
 
7.1) Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:
 
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-3/GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán. Nơi nộp hồ sơ khai thuế GTGT
 
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
 
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định như sau:
 
Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua thiết bị đầu cuối: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán phát sinh từ các thiết bị đầu cuối đăng ký bán vé xổ số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký với công ty xổ số điện toán hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do người nộp thuế thiết lập trên địa bàn.
 
Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua điện thoại và internet: Doanh thu được xác định tại từng tỉnh nơi khách hàng đăng ký tham gia dự thưởng khi mở tài khoản dự thưởng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số điện toán.
 
(Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
7.2) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
 
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất. 
 
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
 
Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ 1% hoặc 2%% nêu trên mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
 
Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương. 
 
(Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
7.3) Đối với nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:
 
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng phát sinh của nhà máy thủy điện và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-2/GTGT cho cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện. 
 
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.
 
Trường hợp thuế giá trị gia tăng của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các tỉnh khác nhau thì Cục Thuế địa phương nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC có trách nhiệm chủ trì phối hợp với chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện và các Cục Thuế địa phương nơi có chung nhà máy thủy điện, lòng hồ thủy điện để thống nhất xác định tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế của từng sắc thuế cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu. Trường hợp không thống nhất tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế cho từng tỉnh giữa các Cục Thuế và người nộp thuế, Cục Thuế địa phương nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) hướng dẫn.
 
(Điểm đ Khoản 1, Điểm đ Khoản 2, Điểm đ Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
7.4) Đối với người nộp thuế kinh doanh dịch vụ viễn thông có chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu theo mẫu số 01-6/GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
 
(Khoản 5 Điều 88 Thông tư số 80/2021/TT-BTC)
 
8) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
 
(Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
 
9) Trường hợp người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh và nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế nơi có hoạt động hợp tác kinh doanh.
 
(Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
 
10) Người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế nơi chuyển đi trong trường hợp đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã hoặc cơ quan thuế nơi chuyển đến.
 
(Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
 

LƯU Ý: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT trong các trường hợp sau đây:

l) Người nộp thuế chỉ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Luật thuế GTGT.
 
2) Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
 
3) Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.
 
4) Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.
 
(Điểm a, c, d, đ Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online