wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm 30% học phí khóa học kế toán online
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Giảm 30% học phí khóa học kế toán online

Tự học Phần mềm kế toán Misa

Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa

Hướng dẫn cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách và hướng dẫn cách khắc phục các sai sót đã phát hiện theo từng nội dung kiểm tra trên phần mềm Misa

1. Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ

a. Vào menu "Trợ giúp" => chọn "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => chọn "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
b. Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu
c. Tại mục 1. "Trạng thái chứng từ ghi sổ" => ấn "Kiểm tra ngay".
Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ 1
d. Phần mềm hiển thị danh sách các chứng từ chưa được ghi sổ.
CHÚ Ý: Báo cáo này sẽ không liệt kê các chứng từ không có trạng thái ghi sổ như: Báo giá, Đơn đặt hàng…
e. Các bạn ấn vào từng số chứng từ để mở chứng từ lên kiểm tra:
- Nếu chứng từ là bản nháp thì thực hiện xóa chứng từ.
- Nếu nội dung trên chứng từ chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng thực tế thì chỉnh sửa lại cho đúng, sau đó thực hiện ghi sổ lại.
- Nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ mà quên chưa ghi sổ thì thực hiện ghi sổ lại.
Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ 2
f. Sau khi đã xử lý tất cả các chứng từ chưa ghi sổ thì thực hiện Bảo trì dữ liệu để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
- Trước tiên cần yêu cầu những người dùng khác thoát ra khỏi dữ liệu muốn bảo trì, để đảm bảo chỉ có một người truy cập vào dữ liệu thực hiện thao tác bảo trì.
- Vào menu "Tiện ích" => chọn "Bảo trì dữ liệu".
- Chọn khoảng thời gian cần bảo trì thường là theo kỳ năm tài chính
- Các bạn ấn Thực hiện.
Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ 3
- Xuất hiện thông báo người dùng khác sẽ không thể thực hiện các chức năng trên hệ thống. Ấn Yes để thực hiện bảo trì.
Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ 4
- Xuất hiện thông báo sao lưu dữ liệu. Ấn "Yes" => phần mềm sẽ lưu lại dữ liệu trước khi tiến hành bảo trì để có thể phục hồi lại (nếu cần).
Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ 5
- Khi bảo trì xong, chương trình sẽ thông báo kết quả thực hiện. Nếu có chứng từ ghi sổ không thành công, ấn vào "Xem kết quả" để kiểm tra nguyên nhân.
- Dựa vào nguyên nhân chương trình nêu ra, ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết và chỉnh sửa lại cho hợp lý.
Cách kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ 6
CHÚ Ý: Trường hợp máy tính bị tắt đột ngột khi đang thực hiện chức năng bảo trì dữ liệu kế toán, thì chương trình có thể bị giữ ở trạng thái đang bảo trì. Khi đó cần thực hiện chức năng "Xóa trạng thái bảo trì".
Để xóa trạng thái bảo trì của dữ liệu kế toán, thực hiện theo hướng dẫn sau:
+ Tại màn hình đăng nhập, ấn "Hủy bỏ".
Cách xóa trạng thái bảo trì của dữ liệu kế toán 1
+ Vào menu "Tệp" => chọn "Quản lý dữ liệu".
Cách xóa trạng thái bảo trì của dữ liệu kế toán 2
+ Chọn máy chủ chứa dữ liệu kế toán, sau đó ấn "Đồng ý".
+ Chọn dữ liệu cần xoá trạng thái bảo trì trên danh sách.
+ Chọn chức năng "Xoá trạng thái Bảo trì" trên thanh công cụ.
Cách xóa trạng thái bảo trì của dữ liệu kế toán 3
+ Nhập tài khoản và mật khẩu của người dùng có quyền xoá trạng thái bảo trì, sau đó ấn "Đồng ý" => Thường là người dùng có vai trò Admin.
Cách xóa trạng thái bảo trì của dữ liệu kế toán 4
+ Hệ thống sẽ tự động xoá trạng thái bảo trì của dữ liệu.
Cách xóa trạng thái bảo trì của dữ liệu kế toán 5
 

2. Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách tiền mặt, tiền gửi

a. Vào menu "Trợ giúp" => "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
b. Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu.
c. Tại mục 2. "Tiền mặt, tiền gửi" => ấn "Kiểm tra ngay".
Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách tiền mặt, tiền gửi 1
d. Phần mềm hiển thị báo cáo kiểm tra tiền mặt, tiền gửi bao gồm các nội dung sau:
Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách tiền mặt, tiền gửi 2
d.1. Kiểm tra tiền mặt
Trường hợp số dư cuối kỳ trên Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt bị âm (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Tài khoản, Loại tiềnSố tiền bị âm vào cuối kỳ.
Cách Kiểm tra tiền mặt 1
Trường hợp này, Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng thực tế bằng cách:
- Vào phân hệ "Quỹ" => chọn tab "Sổ chi tiết tiền mặt" => ấn "Chọn tham số".
- Chọn tham số xem báo cáo (giống với tham số trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách).
- Tích chọn tài khoản tương ứng với tài khoản bị âm trên báo cáo.
CHÚ Ý: Chọn lần lượt từng tài khoản để xem báo cáo.
- Chọn "Loại tiền tương ứng" với loại tiền bị âm trên báo cáo.
Cách Kiểm tra tiền mặt 2
- Các bạn ấn "Đồng ý".
- Kiểm tra báo cáo để xác định nguyên nhân và cách xử lý. Có thể kiểm tra nhanh theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra số tồn đầu kỳ xem đã chính xác chưa.
Bước 2: Kiểm tra cột Số tồn để xác định thời điểm báo cáo bắt đầu bị âm.
Cách Kiểm tra tiền mặt 3
Bước 3: Kiểm tra các chứng từ thu, chi trước thời điểm này để xác định nguyên nhân gây ra sai lệch.
Có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Chi quá số thực tế; Thu nhỏ hơn số thực tế, Nhập sai tỷ giá trong trường hợp thu/chi bằng ngoại tệ => Chỉnh sửa lại số tiền thu, chi/tỷ giá trên chứng từ cho đúng thực tế.
+ Bỏ xót chứng từ thu tiền => Lập bổ sung chứng từ chi tiền.
+ Nhập trùng chứng từ chi tiền => Xóa bỏ chứng từ chi tiền bị trùng.
d.2. Kiểm tra tiền gửi
Trường hợp số dư cuối kỳ trên Sổ tiền gửi ngân hàng bị âm (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Tài khoản hạch toán, Tài khoản ngân hàng, Loại tiềnSố tiền bị âm vào cuối kỳ.
Cách Kiểm tra tiền gửi 1
Trường hợp này, Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng thực tế bằng cách:
- Vào phân hệ "Ngân hàng" => chọn tab "Báo cáo phân tích" => ấn "Chọn tham số".
- Chọn "Sổ tiền gửi ngân hàng".
- Thiết lập tham số xem báo cáo.
+ Chọn tham số Chi nhánh, Kỳ báo cáo giống với tham số trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách.
+ Chọn tham số Tài khoản, Tài khoản ngân hàng, Loại tiền giống với thông tin bị âm trên báo cáo.
CHÚ Ý: Chọn lần lượt từng Tài khoản, Tài khoản ngân hàng để xem báo cáo.
Cách Kiểm tra tiền gửi 2
- Các bạn ấn "Đồng ý".
- Kiểm tra báo cáo để xác định nguyên nhân và cách xử lý. Có thể kiểm tra nhanh theo các bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra cột "Tồn" để xác định thời điểm báo cáo bắt đầu bị âm.
Cách Kiểm tra tiền gửi 3
+ Bước 2: So sánh Số tồn đầu kỳ và các chứng từ thu, chi tiền gửi trước thời điểm này với sao kê ngân hàng để tìm ra chênh lệch, sau đó chỉnh sửa lại cho đúng thực tế.
d.3. Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt
Trường hợp số dư cuối kỳ trên Sổ quỹ không khớp với Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Loại tiền Số tiền chênh lệch vào cuối kỳ.
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 1
CHÚ Ý: Phần mềm chỉ hiển thị báo cáo này trong trường hợp Thủ quỹ có sử dụng phần mềm để ghi sổ quỹ (trên menu "Hệ thống" => "Tùy chọn" => "Ẩn/hiện nghiệp vụ" có tích chọn ô Thủ quỹ có tham gia hệ thống).
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 2
Trường hợp này, Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng thực tế bằng cách:
- Vào phân hệ "Quỹ" => ấn "Kiểm kê".
- Chọn mốc thời gian và Loại tiền muốn đối chiếu số liệu trên Sổ quỹ với Sổ kế toán tiền mặt.
+ Chọn Mốc thời gian theo tham số trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách.
+ Chọn Loại tiền giống với loại tiền bị âm trên báo cáo.
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 3
- Các bạn ấn "Đồng ý".
- Sau đó ấn "Đối chiếu". Phần mềm hiển thị danh sách các chứng từ có chênh lệch giữa Sổ kế toánSổ quỹ.
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 4
- Kiểm tra các chứng từ này để xác định nguyên nhân và cách xử lý. Có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Chứng từ ghi trên Sổ kế toán nhưng không có trên Sổ quỹ => Xử lý như sau:
  • Nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ những quên chưa ghi sổ quỹ thì vào phân hệ "Thủ quỹ" để ghi sổ chứng từ.
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 5
  • Nếu chứng từ không đúng thì ấn vào số chứng từ để xóa.
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 6
+ Chứng từ có trên Sổ quỹ nhưng không có trên Sổ kế toán => Xử lý như sau:
  • Nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ nhưng bị bỏ ghi trên sổ kế toán thì ấn vào "Số chứng từ" để ghi sổ lại.
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 7
  • Nếu chứng từ không đúng thì vào phân hệ "Thủ Quỹ" => tìm kiếm chứng từ này và ấn "Bỏ ghi".
Cách Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt 8
+ Sai lệch số tiền giữa hai sổ => Chỉnh sửa lại số tiền trên chứng từ cho đúng thực tế.
+ Sai lệch ngày chứng từ giữa hai sổ => Chỉnh sửa lại ngày trên chứng từ cho đúng thực tế.

3. Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách Kho, mua hàng

a. Vào menu "Trợ giúp" => "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
b. Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu.
c. Tại mục 3. "Kho, mua hàng" => ấn "Kiểm tra ngay".
c.1 VTHH số lượng bằng 0 nhưng giá trị khác 0 hoặc Số lượng âm hoặc giá trị âm
Trường hợp trong kỳ có vật tư hàng hóa (VTHH) có số lượng bằng 0 mà giá trị khác 0 hoặc có tồn số lượng âm hoặc có tồn giá trị âm (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Hàng hóa, Kho, Số lượng tồnGiá trị tồn của VTHH có sai sót.
VTHH số lượng bằng 0 nhưng giá trị khác 0 hoặc Số lượng âm hoặc giá trị âm
Trường hợp này, Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng thực tế theo 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Số lượng tồn kho bằng 0 nhưng giá trị tồn kho khác 0
- Với đơn vị áp dụng Phương pháp Bình quân cuối kỳ
Nguyên nhân sai sót: Trong kỳ giá nhập kho biến động lớn nên giá xuất có sự chênh lệch lớn. Vì vậy, tại 1 thời điểm trong kỳ xảy ra tình trạng số lượng tồn kho hết, giá trị tồn kho âm hoặc dương nhưng cuối kỳ khi số lượng hết thì giá trị sẽ hết.
Hướng dẫn xử lý:
+ Cách 1:
  • Kiểm tra giá xuất kho xem đã tính đúng chưa. Nếu chưa đúng thì thực hiện tính lại giá xuất kho.
  • Nếu phần mềm đã tính đúng thì nếu số lượng hết, giá trị còn là do giá nhập kho trong kỳ biến động lớn. Ví dụ đầu kỳ hoặc chứng từ nhập kho trước có đơn giá nhập thấp, cuối kỳ chứng từ nhập kho cao nên khi tính bình quân cuối kỳ các chứng từ xuất đầu kỳ sẽ có đơn giá xuất cao hơn đơn giá nhập. Nếu cuối năm đảm bảo số lượng hết, giá trị hết là được. Với những vật tư số lượng hết, giá trị còn có thế thực hiện điều chỉnh giá trị tồn kho về 0
+ Cách 2:
  • Đổi sang dùng phương pháp tính giá xuất kho khác: tính giá bình quân tức thời. Phương pháp này có nghĩa là tại thời điểm xuất kho sẽ lấy giá trị bình quân trên kho luôn => Đảm bảo kho không bị âm ở bất kỳ thời điểm nào.
- Với đơn vị áp dụng phương pháp Bình quân tức thời, Nhập trước xuất trước hoặc Đích danh
Nguyên nhân sai sót: Do Kế toán sửa lại số dư đầu kỳ hoặc chèn các chứng từ nhập, xuất kho vào ngày trước của các chứng từ đã nhập trước đó nhưng chưa thực hiện tính lại giá xuất kho
Hướng dẫn xử lý:
+ Vào menu "Nghiệp vụ" => chọn "Kho" => chọn "Tính giá xuất kho".
CHÚ Ý: Nên tính thử với một mã hàng đang kiểm tra. Nếu tính xong rồi kiểm tra báo cáo thấy đúng mới tính hết cho các mã vào thời điểm sau (Nếu có thời gian rảnh có thể chọn tính giá với dữ liệu lớn). Tránh việc dữ liệu lớn thì khi tính lại cho tất cả các mã hàng tại thời điểm đó sẽ gây gián đoạn công việc.
Trường hợp 2: Số lượng tồn âm hoặc Giá trị tồn âm
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến sai sót:
- Nguyên nhân 1
Mô tả: Dữ liệu đang cho phép xuất quá số lượng tồn, nên nếu xuất quá số lượng tồn thì khi xuất kho chương trình sẽ không cảnh báo khi xuất âm kho. Vì vậy cuối kỳ trên báo cáo kho số lượng âm và giá trị âm.
Hướng dẫn xử lý:
+ Bước 1: Vào "Hệ thống" => "Tùy chọn" => "Vật tư hàng hóa" => bỏ chọn "Cho phép xuất quá số lượng tồn".
+ Bước 2: Bảo trì cơ sở dữ liệu để chương trình kiểm tra chứng từ đang bị xuất âm và thông báo kết quả. Kế toán kiểm tra, sửa lại các chứng từ xuất âm đảm bảo không còn xuất âm. Cụ thể đến cuối kỳ tính giá số lượng >=0.
+ Bước 3: Tính lại giá xuất kho. Nếu dữ liệu có nhiều chứng từ phát sinh liên quan đến kho thì nên tính giá theo tháng và tính từng tháng một.
- Nguyên nhân 2
Mô tả: Hệ thống đang tính bình quân trên nhiều kho mà vật tư hàng hóa thì lại có trên nhiều kho dẫn đến kho thì có giá trị âm, kho lại có giá trị dương
Hướng dẫn xử lý: Vào menu "Nghiệp vụ" => " Kho" => "Tính giá xuất kho". Thực hiện tính lại giá xuất kho và chọn là Tính theo kho để chương trình tính lại giá bình quân trên từng kho.
- Nguyên nhân 3
Mô tả: Dữ liệu đa chi nhánh, có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh sử dụng chung mã kho nên khi tính giá chương trình sẽ tính bình quân trên các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Vì vậy khi xem báo cáo kho của từng chi nhánh thì có chi nhánh này âm, chi nhánh kia dương.
Hướng dẫn xử lý: Tạo mỗi chi nhánh 1 mã kho khác nhau. Khi hạch toán của chi nhánh nào thì vào đúng mã kho của chi nhánh đấy.
Ví dụ: Chi nhánh Hà Nội đặt kho là 156_HAN, Chi nhánh Hồ Chí Minh là 156_HCM.
 
CHÚ Ý: Để kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho đơn vị đang áp dụng, vào menu "Tệp" => "Thông tin dữ liệu".
c.2 Các chứng từ xuất kho có thể chưa được tính giá xuất kho dẫn đến giá trị xuất kho bị sai
Trường hợp trong kỳ có vật tư hàng hóa (VTHH) có đơn giá xuất kho bằng 0 (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách), chương trình sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Chứng từ xuất kho VTHH có đơn giá xuất kho bằng 0 (thường đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ)
Các chứng từ xuất kho có thể chưa được tính giá xuất kho dẫn đến giá trị xuất kho bị sai
Trường hợp này Kế toán cần thực hiện tính lại giá xuất kho bằng cách:
Vào menu "Nghiệp vụ" => "Kho" => "Tính giá xuất kho".
Cách tính giá xuất kho như sau:
- Tại phân hệ "Kho" => chọn chức năng "Tính giá xuất kho" bên thanh tác nghiệp.
- Phương pháp bình quân cuối kỳ.
Cách Tính giá xuất kho trên misa 1
+ Đối với phương pháp bình quân cuối kỳ, cần lựa chọn tính giá theo kho hay không theo kho. Nếu tính giá theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên từng kho, nếu tính giá không theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên tất cả các kho.
+ Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính chung cho tất cả các chi nhánh phụ thuộc.
- Phương pháp bình quân tức thời.
Cách Tính giá xuất kho trên misa 2
+ Đối với phương pháp bình quân tức thời, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
+ Tùy chọn Tính theo kho hoặc Tính giá không theo kho sẽ được tích tự động theo thiết lập ở menu "Hệ thống" => "Tùy chọn" => "Vật tư hàng hóa".
+ Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.
- Phương pháp nhập trước xuất trước.
Cách Tính giá xuất kho trên misa 3
+ Đối với phương pháp nhập trước xuất trước, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
+ Đối với dữ liệu đa chi nhánh: giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.
- Phương pháp đích danh
Cách Tính giá xuất kho trên misa 4
+ Đối với phương pháp đích danh, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc có thể phát sinh lỗi nên cần thực hiện tính giá xuất kho để đảm bảo tính đúng đắn của giá xuất.
CHÚ Ý: Với phương pháp tính giá bình quân tức thời, nhập trước xuất trước:
  • Khi tính lại giá xuất kho, phần mềm sẽ tự động chỉ ra các chứng từ thay đổi so với lần tính giá trước có khả năng ảnh hưởng đến giá xuất kho cần phải thực hiện tính lại giá để đảm bảo đúng đắn
  • Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ cập nhật lại đơn giá nhập kho cho các phiếu nhập kho hàng bán trả lại (trường hợp đơn giá nhập kho chọn Lấy từ giá xuất kho)
  • Khi tính lại giá cho các chứng từ nhập kho lắp ráp, tháo dỡ (trường hợp lắp ráp nhiều vòng), nếu có thay đổi giá thì chỉ phải tính lại giá xuất kho 1 lần. Còn với trường hợp chứng từ xuất kho linh kiện và chứng từ lắp ráp thành phẩm phát sinh vào 2 tháng khác nhau thì phải tính lại giá cho cả 2 tháng này.
  • Thay đổi cách tính giá cho vật tư hàng hoá có nhiều đơn vị tính
  • => Giá vốn = Số lượng x Đơn giá vốn.
  • Thay đổi cách tính giá trong trường hợp đổi tính giá từ theo kho sang không theo kho (hoặc ngược lại): nếu trước đó không phát sinh chứng từ nhập kho, thì Đơn giá xuất = Giá trị tồn/Số lượng tồn
c.3 Chứng từ nhập, xuất kho nhưng hạch toán vào tài khoản khác tài khoản kho (152, 155…) dẫn đến chênh lệch giữa sổ cái và sổ kho
Trường hợp trong kỳ có chứng từ nhập/xuất kho nhưng không hạch toán vào tài khoản kho, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Chứng từ nhập/xuất kho, VTHH và tài khoản hạch toán có sai sót.
CHÚ Ý:
  • Kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách.
  • Tài khoản kho là các TK 15x (trừ TK 154).
Chứng từ nhập, xuất kho nhưng hạch toán vào tài khoản khác tài khoản kho
Trường hợp này Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho chính xác bằng cách:
- Các bạn ấn vào Số chứng từ để mở chứng từ chi tiết lên kiểm tra.
- Sửa lại tài khoản hạch toán trên chứng từ cho đúng thực tế:
+ Với chứng từ nhập kho, hạch toán lại Tài khoản Nợ vào tài khoản kho tương ứng (Ví dụ: Nợ TK 152, 156…)
+ Với chứng từ xuất kho, hạch toán lại Tài khoản Có vào tài khoản kho tương ứng (Ví dụ: Có TK 152, 156…)
 
c.4 Chứng từ hạch toán vào TK kho nhưng trên các loại chứng từ khác nhập, xuất kho dẫn đến chênh lệch giữa sổ cái và sổ kho
Trường hợp trong kỳ có chứng từ hạch toán vào tài khoản kho nhưng lại hạch toán trên các chứng từ khác chứng từ nhập/xuất kho, dẫn đến chênh lệch giữa Sổ kế toán tài khoản KhoSổ kho. Khi đó, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Chứng từ và tài khoản hạch toán có sai sót.
CHÚ Ý:
  • Kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách.
  • Tài khoản kho là các TK 15x (trừ TK 154) và TK 002; 003.
  • Chứng từ khác chứng từ nhập/xuất kho: Là các chứng từ không hạch toán được chi tiết từng vật tư hàng hóa như chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi; chứng từ nghiệp vụ khác; chứng từ mua dịch vụ (trừ trường hợp mua dịch vụ là chi phí mua hàng)
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c4
Trường hợp này Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho chính xác bằng cách:
- Các bạn ấn vào Số chứng từ để mở chứng từ chi tiết lên kiểm tra.
- Chỉnh sửa lại chứng từ cho đúng thực tế:
+ Nếu hạch toán sai tài khoản thì chọn lại tài khoản hạch toán đúng.
+ Nếu hạch toán đúng tài khoản thì xóa chứng từ đi, sau đó hạch toán lại vào loại chứng từ nhập/xuất kho tương ứng.
 
c.5 Chênh lệch chi phí mua trên chứng từ mua hàng và chứng từ chi phí
Trên báo cáo 3.5 Chênh lệch chi phí mua trên chứng từ mua hàng và chứng từ chi phí, chương trình lấy lên danh sách Chứng từ mua hàng có chênh lệch với các Chứng từ chi phí mua hàng dùng để phân bổ cho các chứng từ mua hàng này. Phần mềm hiển thị số tiền chênh lệch tại cột "Chênh lệch"
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c5
- Nguyên nhân chênh lệch thường gặp:
+ Sau khi thực hiện phân bổ chi phí mua hàng, Kế toán sửa lại thông tin tại cột "Chi phí mua hàng" trên tab "Hàng tiền", làm sai lệch với số tiền trên cột "Số phân bổ" lần này trên tab "Chi phí".
+ Khi lập chứng từ mua hàng, Kế toán tự nhập thông tin tại cột "Chi phí mua hàng" trên tab "Hàng tiền", mà không thực hiện chọn Chứng từ chi phí để phân bổ.
- Hướng dẫn xử lý:
+ Xem tại cột "Chênh lệch" để biết các chứng từ có chênh lệch.
+ Tại phần Chứng từ mua hàng, ấn vào Số chứng từ để mở chứng từ mua hàng lên kiểm tra số tiền phân bổ tại cột "Số phân bổ lần này" trên tab "Chi phí".
  • Nếu đã phân bổ đúng thì sửa lại số tiền tại cột Chi phí mua hàng trên tab Hàng tiền cho khớp với tab Chi phí.
  • Nếu phân bổ không đúng thì ấn Loại bỏ để loại bỏ hết các chứng từ chi phí mua hàng, sau đó thực hiện chọn chứng từ chi phí để phân bổ lại.
  • Nếu chưa phân bổ thì thực hiện phân bổ lại.
c.6 Chứng từ hạch toán nhầm TK công nợ/TK tiền/TK thuế là TK kho
Trường hợp trong kỳ có chứng từ nhập kho/xuất kho hạch toán nhầm tài khoản đối ứng với tài khoản kho thành bút toán Nợ TK kho/Có TK kho. Khi đó, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Chứng từ và tài khoản hạch toán có sai sót.
CHÚ Ý:
- Kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách.
- Tài khoản kho là các TK 15x (trừ TK 154)
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c6
Trường hợp này Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho chính xác bằng cách:
- Các bạn ấn vào Số chứng từ để mở chứng từ chi tiết lên kiểm tra.
- Chỉnh sửa lại chứng từ cho đúng thực tế:
+ Nếu hạch toán sai tài khoản thì chọn lại tài khoản hạch toán đúng:
  • Với chứng từ mua hàng nhập kho, chứng từ mua dịch vụ có tích chọn Là chi phí mua hàng: Kiểm tra tài khoản và tài khoản Thuế, nếu đang hạch toán vào TK kho thì cần hạch toán lại cho đúng sang loại TK tiền/TK công nợ/TK thuế (theo đúng nghiệp vụ thực tế phát sinh)
  • Với chứng từ Trả lại hàng mua, giảm giá hàng mua: Kiểm tra tài khoản Nợ và tài khoản Thuế, nếu đang hạch toán vào TK kho thì cần hạch toán lại cho đúng sang loại TK tiền/TK công nợ/TK thuế (theo đúng nghiệp vụ thực tế phát sinh)
  • Với chứng từ nhập kho: hạch toán lại TK Có sang loại TK chi phí/TK giá vốn…(theo đúng nghiệp vụ thực tế phát sinh)
  • Với chứng từ xuất kho: hạch toán lại TK Nợ sang loại TK chi phí/TK giá vốn(theo đúng nghiệp vụ thực tế phát sinh)
+ Nếu là nghiệp vụ chuyển kho nhưng hạch toán nhầm loại chứng từ thì xóa chứng từ đi, sau đó hạch toán lại vào loại chứng từ chuyển kho.

c.7 Chênh lệch nhập, xuất kho giữa sổ kho thủ kho và sổ kế toán
CHÚ Ý: Nếu các bạn không sử dụng phân hệ Thủ kho trên phần mềm MISA SME thì có thể bỏ qua thông báo này mà không cảnh hướng đến báo cáo tài chính
Trường hợp trong kỳ có chênh lệch về số lượng vật tư hàng hóa (VTHH) nhập/xuất kho giữa Sổ khoSổ kế toán (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Chứng từ và số lượng nhập/xuất có chênh lệch.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c7
CHÚ Ý: Chương trình chỉ hiển thị báo cáo này trong trường hợp Thủ kho có sử dụng phần mềm để ghi sổ kho (trên menu "Hệ thống" => "Tùy chọn" => "Ẩn/hiện nghiệp vụ" có tích chọn ô Thủ kho có tham gia hệ thống).
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c7 - 1
Trường hợp này, Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng theo một trong các trường hợp sau:
- Chứng từ đã ghi lên sổ kế toán nhưng chưa được ghi vào sổ kho.
+ Giải pháp: Nhấn vào Số chứng từ để kiểm tra nội dung chi tiết của chứng từ, nếu là chứng từ hợp lệ nhưng quên chưa ghi vào sổ kho thì vào phân hệ Thủ kho để thực hiện ghi sổ chứng từ này vào sổ kho. Xem hướng dẫn ghi sổ kho tại đây.
- Chứng từ đã ghi lên sổ kho nhưng bị bỏ ghi hoặc xóa trên sổ kế toán.
+ Giải pháp: Nhấn vào Số chứng từ để kiểm tra nội dung chi tiết của chứng từ:
  • Nếu là chứng từ hợp lệ thì vào phân hệ "Kho" => tab "Nhập, xuất kho" để tìm kiếm theo Số chứng từ, sau đó Ghi sổ lại. Nếu không tìm thấy chứng từ thì vào phân hệ "Thủ kho" để Bỏ ghi chứng từ này (hoặc nhấn Bỏ ghi ngay trên chứng từ vừa mở lên), sau đó lập lại chứng từ mới thay thế trên sổ kế toán và đồng thời vào phân hệ Thủ kho để ghi sổ chứng từ mới lập.
  • Nếu là chứng từ không hợp lệ thì ấn Bỏ ghi (hoặc vào phân hệ "Thủ kho" để Bỏ ghi chứng từ này)
- Số lượng nhập/xuất kho ghi trên sổ kế toán và sổ kho lệch nhau.
+ Giải pháp: Kiểm tra lại và chỉnh sửa lại Số lượng trên chứng từ cho đúng thực tế.
 
c.8 Chứng từ chi phí mua hàng chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết
Chứng từ chi phí mua hàng chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết chương trình lấy lên danh sách các chứng từ bao gồm:
- Chứng từ mua dịch vụ: có tích chọn Là chi phí mua hàng, chưa được phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa hết (Cả phí hải quan và phí mua hàng)
- Chứng từ mua hàng: Có chứa mặt hàng Mã hàng là CPMH, Chưa phân bổ hết giá trị của CPMH
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c8
Kiểm tra lại các chứng từ chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết. Trong đó:
- Nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì chứng từ chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết vẫn được coi là hợp lý, như:
+ Chưa phân bổ do Hóa đơn chi phí mua hàng về trước hóa đơn mua hàng
+ Chưa phân bổ hết do Chứng từ chi phí phân bổ cho cùng lúc nhiều chứng từ mua hàng, trong đó có chứng từ mua hàng về trước, có chứng từ mua hàng về sau
+ …
- Nếu chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết do bỏ sót thì thực hiện phân bổ.
 
c.9 Chứng từ chi phí phân bổ cho các chứng từ mua hàng khác năm
Báo cáo hiển thị các Chứng từ mua dịch vụ có tích chọn Là chi phí mua hàng, có năm hạch toán khác với năm của chứng từ mua hàng được phân bổ
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa - c9
Các bạn ấn vào Số chứng từ để mở chứng từ chi phí và chứng từ mua hàng lên kiểm tra. Nếu có sai sót, thực hiện phân bổ lại và chọn đúng Chứng từ mua hàng tương ứng với Chứng từ chi phí.

4. Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách Công nợ

-  Vào menu "Trợ giúp" => "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
- Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu.
- Tại mục 4. Công nợ:
+ Nếu có nhu cầu theo dõi công nợ theo hóa đơn thì tích chọn "Có theo dõi công nợ theo hóa đơn", phần mềm sẽ kiểm tra và hiển thị thêm Danh sách chứng từ công nợ, thanh toán chưa đối trừ chứng từ .
+ Các bạn ấn "Kiểm tra ngay".
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.1
- Phần mềm hiển thị báo cáo kiểm tra các nội dung sau đây:
a. Danh sách khách hàng, nhà cung cấp trùng mã số thuế
- Trường hợp có khách hàng/nhà cung cấp bị trùng mã số thuế (trong danh mục khách hàng, nhà cung cấp), phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin Khách hàng, Nhà cung cấpMã số thuế bị trùng.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.2
Nguyên nhân và giải pháp:
a.1. Thông thường việc trùng mã số thuế là do cùng 1 khách hàng, nhà cung cấp nhưng khai báo thành nhiều mã khác nhau. Dẫn đến công nợ, số thu, số trả có thể hạch toán lẫn lộn vào các mã này dẫn đến sai lệch số liệu công nợ.
=> Trường hợp này Kế toán có thể gộp mã khách hàng, nhà cung cấp thành 1 mã duy nhất để đảm bảo công nợ phản ánh đúng bằng cách vào menu "Danh mục" => "Đối tượng" => "Khách hàng" hoặc "Nhà cung cấp", trên danh sách Khách hàng, nhà cung cấp chọn khách hàng\NCC cần gộp mã kích chuột phải chọn chức năng "Gộp".

Hướng dẫn Gộp Khách Hàng:
Cho phép gộp thông tin của nhiều khách hàng thành một khách hàng duy nhất.
Cách thao tác:
- Vào menu "Danh mục" => "Đối tượng" => "Khách hàng".
Hướng dẫn gộp khách hàng 1
- Chọn khách hàng trên danh sách, sau đó ấn chuột phải chọn chức năng "Gộp".
Hướng dẫn gộp khách hàng 2
- Ấn chức năng "Chọn khách hàng" trên giao diện gộp khách hàng.
- Tích chọn khách hàng sẽ được gộp thành, sau đó ấn "Đồng ý".
Hướng dẫn gộp khách hàng 3
- Chọn xong khách hàng, ấn "Gộp".

 

Hướng dẫn Gộp Nhà cung cấp:
Cho phép gộp thông tin của nhiều nhà cung cấp thành một nhà cung cấp duy nhất.
Cách thao tác:
- Vào menu "Danh mục" => "Đối tượng" => "Nhà cung cấp".
Hướng dẫn gộp nhà cung cấp 1
- Chọn nhà cung cấp trên danh sách, sau đó ấn chuột phải chọn chức năng "Gộp".
Hướng dẫn gộp nhà cung cấp 2
- Nhấn chức năng "Chọn nhà cung cấp" trên giao diện gộp nhà cung cấp.
- Tích chọn nhà cung cấp sẽ được gộp thành, sau đó ấn "Đồng ý".
Hướng dẫn gộp nhà cung cấp 3
- Chọn xong nhà cung cấp, ấn "Gộp".
a.2. Trường hợp do nhập sai mã số thuế 1 khách hàng, nhà cung cấp nào đó thì kế toán vào danh mục khách hàng, nhà cung cấp sửa lại mã số thuế đúng.
 
b. Danh sách chứng từ công nợ, thanh toán chưa đối trừ chứng từ (đối với đơn vị theo dõi công nợ theo hóa đơn)
Đối với đơn vị theo dõi công nợ theo hóa đơn, nếu còn tồn tại các chứng từ chưa được đối trừ thì có thể dẫn đến sai công nợ theo hóa đơn. Trường hợp trong kỳ còn có các chứng từ công nợ, thanh toán của cùng một đối tượng chưa được đối trừ với nhau, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện chi tiết danh sách các chứng từ này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.2
Nguyên nhân thường gặp:
b.1. Đơn vị thu tiền, chi trả tiền trước khi xuất hóa đơn, sau khi xuất hóa đơn không thực hiện đối trừ chứng từ thanh toán với chứng từ công nợ.
b.2. Thực hiện thu/chi tiền bằng các chứng từ thu/chi thông thường mà không sử dụng chứng từ thu tiền khách hàng, trả tiền nhà cung cấp và sau đó không thực hiện đối trừ với chứng từ công nợ.
Giải pháp:
Vào phân hệ "Mua hàng" hoặc "Bán hàng" => chọn "Đối trừ chứng từ", và thực hiện đối trừ chứng từ theo từng đối tượng khách hàng/nhà cung cấp mà báo cáo liệt kê.

Hướng dẫn đối trừ chứng từ công nợ của khách hàng.
Cho phép đối trừ giữa chứng từ công nợ với chứng từ thanh toán của từng khách hàng, nhằm mục đích theo dõi công nợ phải trả chi tiết theo từng chứng từ bán hàng của từng khách hàng cụ thể.
Cách thao tác:
- Tại phân hệ "Bán hàng" => chọn chức năng "Đối trừ chứng từ" bên thanh tác nghiệp (hoặc vào menu "Nghiệp vụ" => "Bán hàng" => "Đối trừ chứng từ").
- Lựa chọn khách hàng, tài khoản phải thu và loại tiền, sau đó ấn "Lấy dữ liệu" => hệ thống sẽ tự động liệt kê các chứng từ thanh toán và chứng từ công nợ thoả mãn điều kiện đã chọn.
Đối chiếu chứng từ công nợ của khách hàng
- Các bạn ấn "Đóng" để kết thúc chức năng đối trừ chứng từ bán hàng cho khách hàng.
CHÚ Ý:
+ Để sửa lại nội dung các chứng từ thanh toán và công nợ đã được chọn để đối trừ công nợ, cần phải thực hiện bỏ chức năng "Bỏ đối trừ" đối với khách hàng đã chọn đối trừ trước đó.
+ Khi thực hiện đối trừ công nợ với đồng tiền là ngoại tệ, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá giữa chứng từ thanh toán và chứng từ công nợ, sau khi kế toán ấn chọn "Đối trừ" => hệ thống sẽ tự động sinh ra chứng từ xử lý chênh lệch tỷ giá.

Hướng dẫn đối trừ chứng từ công nợ của nhà cung cấp.
Cho phép đối trừ giữa chứng từ công nợ với chứng từ thanh toán của từng nhà cung cấp, nhằm mục đích theo dõi công nợ phải trả chi tiết theo từng chứng từ mua hàng của từng nhà cung cấp cụ thể.
Cách thao tác:
- Tại phân hệ "Mua hàng" => chọn chức năng "Đối trừ chứng từ" bên thanh tác nghiệp (hoặc vào menu "Nghiệp vụ" => "Mua hàng" => "Đối trừ chứng từ").
- Lựa chọn nhà cung cấp, tài khoản phải trả và loại tiền, sau đó ấn "Lấy dữ liệu" => hệ thống sẽ tự động liệt kê các chứng từ thanh toán và chứng từ công nợ thoả mãn điều kiện đã chọn.
Đối chiếu chứng từ công nợ của nhà cung cấp
- Các bạn ấn "Đóng" để kết thúc chức năng đối trừ chứng từ mua hàng cho nhà cung cấp.
CHÚ Ý:
+ Để sửa lại nội dung các chứng từ thanh toán và công nợ đã được chọn để đối trừ công nợ, kế toán cần phải thực hiện bỏ chức năng "Bỏ đối trừ" đối với nhà cung cấp đã chọn đối trừ trước đó.
+ Khi thực hiện đối trừ công nợ với đồng tiền là ngoại tệ, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá giữa chứng từ thanh toán và chứng từ công nợ, sau khi kế toán ấn chọn "Đối trừ" => hệ thống sẽ tự động sinh ra chứng từ xử lý chênh lệch tỷ giá.
c. Danh sách chứng từ thu tiền, trả lại, giảm giá có chứng từ công nợ bị bỏ ghi, xóa
Trường hợp trong kỳ có các chứng từ thu tiền, trả lại, giảm giá có chứng từ công nợ bị bỏ ghi, xóa, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện chi tiết danh sách các chứng từ này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.3
  • Nguyên nhân:
Thông thường khi đã lập chứng từ thu tiền, trả lại, giảm giá có chọn đến chứng từ công nợ thì sẽ không thể bỏ ghi hay xóa được chứng từ công nợ này. Tuy nhiên vẫn có những thao tác không chính thống làm cho các chứng từ công nợ này bị bỏ ghi hay xóa.
Ví dụ: Kế toán lập chứng từ Bán hàng, sau đó lập chứng từ thu tiền khách hàng cho chứng từ bán hàng này. Tiếp theo Kế toán sửa lại các chứng từ nhập, xuất kho hàng hóa phát sinh trước ngày hạch toán chứng từ bán hàng này làm cho hàng hóa xuất bán trên chứng từ bị âm. Khi đó, nếu Kế toán lại thực hiện bảo trì dữ liệu thì chứng từ này sẽ bị bỏ ghi và có thể xóa được.
  • Giải pháp:
c.1 Ấn vào số chứng từ để mở chứng từ lên, tại mục tham chiếu, ấn vào số chứng từ để mở chứng từ công nợ lên kiểm tra chi tiết.
c.2 Nếu chứng từ công nợ chỉ bị Bỏ ghi: Kiểm trachỉnh sửa lại chứng từ cho đúng thực tế, sau đó Ghi sổ lại.
c.3 Nếu chứng từ công nợ đã bị Xóa:
- Lập lại chứng từ công nợ theo đúng thực tế.
- Xóa chứng từ thu tiền, trả lại, giảm giá có chọn đến chứng từ công nợ đã bị xóa.
- Lập chứng từ thu tiền, trả lại, giảm giá mới chọn đến chứng từ công nợ mới lập.
d. Danh sách chứng từ trả tiền, trả lại, giảm giá có chứng từ công nợ bị bỏ ghi, xóa
Trường hợp trong kỳ có các chứng từ trả tiền, trả lại, giảm giá có chứng từ công nợ bị bỏ ghi, xóa, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện chi tiết danh sách các chứng từ này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.4
  • Nguyên nhân:
Thông thường khi đã lập chứng từ trả tiền, trả lại, giảm giá có chọn đến chứng từ công nợ thì sẽ không thể bỏ ghi hay xóa được chứng từ công nợ này. Tuy nhiên có thể có những thao tác không chính thống gây ra lỗi phần mềm làm cho các chứng từ công nợ này bị bỏ ghi hay xóa.
  • Giải pháp:
d.1 Nếu chứng từ công nợ chỉ bị Bỏ ghi: Kiểm trachỉnh sửa lại chứng từ cho đúng thực tế, sau đó Ghi sổ lại.
d.2 Nếu chứng từ công nợ đã bị Xóa:
- Lập lại chứng từ công nợ theo đúng thực tế.
- Xóa chứng từ trả tiền, trả lại, giảm giá có chọn đến chứng từ công nợ đã bị xóa.
- Lập chứng từ trả tiền, trả lại, giảm giá mới chọn đến chứng từ công nợ mới lập.
e. Danh sách khách hàng có công nợ đầu kỳ theo tài khoản khác công nợ đầu kỳ chi tiết theo hóa đơn
Trong kỳ, báo cáo chi tiết công nợ phải thu theo hóa đơn bị lệch so với sổ chi tiết công nợ phải thu
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-1
- Nguyên nhân và giải pháp:
+ Sai lệch là do số dư đầu kỳ công nợ khách hàng nhập chi tiết theo hóa đơn không khớp với số tổng dư Nợ của khách hàng bên ngoài.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-2
Mô tả
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-3
Nguyên nhân và giải pháp
  • Nguyên nhân 1: Do khi xem báo cáo chi tiết công nợ phải thu theo hóa đơn không tùy chọn lấy cả hóa đơn còn phải thu đầu kỳ.
=> Báo cáo Chi tiết công nợ phải thu theo hóa đơn bị lệch thiếu phần hóa đơn phải thu đầu kỳ so với báo cáo Tổng hợp công nợ phải thu.
  • Giải pháp:
- Khi xem báo cáo Chi tiết công nợ phải thu theo hóa đơn, tại mục "Thống kê" theo  chọn “Lấy hóa đơn trong kỳ và hóa đơn còn phải thu đầu kỳ”
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-4
  • Nguyên nhân 2: Nhập số dư đầu kỳ không khớp giữa công nợ chi tiết theo hóa đơn và công nợ tổng hợp của khách hàng
Cách kiểm tra:
- Vào "Nghiệp vụ" => "Nhập số dư ban đầu", tab "Công nợ khách hàng" => chọn đến khách hàng đang kiểm tra.
- Các bạn ấn vào phần Nhập chi tiết công nợ để kiểm tra số liệu ở tab 2.Chi tiết theo hóa đơn với công nợ tổng có khớp không
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-5
  • Giải pháp:
- Kiểm tra số dư đầu kỳ, nếu số liệu công nợ tổng hợp so với công nợ chi tiết theo hóa đơn lệch nhau thì cần sửa lại cho khớp.
  • Nguyên nhân 3: Do chưa thực hiện đối trừ chứng từ.
  • Giải pháp:
- Để kiểm tra và xử lý các chứng từ công nợ, thanh toán chưa được đối trừ vào "Tiện ích" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ sổ sách" =>  4. Công nợ
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-6
  • Nguyên nhân 4: Do có chứng từ trả lại hàng bán trả lại cho chứng từ bán hàng đã thu tiền ngay nên không lên báo cáo chi tiết công nợ phải thu theo hóa đơn.
  • Giải pháp:
- Vào "Báo cáo" => "Bán hàng" => "Sổ chi tiết công nợ phải thu", lọc cột "Loại chứng từ" “Hàng bán bị trả lại – giảm trừ công nợ”
- Kiểm tra lại chứng từ trả lại hàng bán đó có trả lại cho các chứng từ bán hàng thu tiền ngay không. Nếu có nhưng không trả lại tiền mà dùng để đối trừ công nợ sau thì:
+ Xóa chứng từ trả lại hàng bán
+ Lập lại chứng từ trả lại hàng bán: Chọn Giảm trừ công nợ, tự nhập tay các thông tin trên chứng từ hàng bán bị trả lại (không chọn từ chứng từ bán hàng), để đối trừ với các chứng từ bán hàng chưa thu tiền sau này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 4.5-7

5. Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách Tài sản cố định

Hướng dẫn
a. Vào menu "Trợ giúp" => "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
b. Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu.
c. Tại mục 5. Tài sản cố định ấn "Kiểm tra ngay".
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5-1
d. Phần mềm hiển thị báo cáo kiểm tra các nội dung sau đây:
d.1 Chênh lệch số dư giữa danh sách TSCĐ với số dư ban đầu TK nguyên giá, hao mòn lũy kế dẫn đến sai lệch giữa sổ tài sản và sổ cái
Hướng dẫn
Trường hợp trong kỳ Số dư ban đầu của các TK nguyên giá, hao mòn lũy kế trên Sổ cái có chênh lệch với Tổng nguyên giá, tổng hao mòn lũy kế của các TSCĐ đầu kỳ trên Sổ tài sản thì: Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện chi tiết các tài khoản có chênh lệch.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.1-1
Trường hợp này Kế toán cần kiểm tra Số dư trên sổ tài sảnSố dư trên sổ cái của từng tài khoản được liệt kê:
- Kiểm tra Số dư trên sổ tài sản
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.1-2
=> Nếu Số dư trên sổ tài sản có sai sót thì cần chỉnh sửa, bổ sung như sau:
+ Nếu khai báo thiếu TSCĐ đầu kỳ, cần khai báo bổ sung.
+ Nếu TSCĐ đầu kỳ bị khai báo sai hoặc trùng thì cần chỉnh sửa lại hoặc xóa bỏ TSCĐ đầu kỳ (nếu khai báo trùng).
- Kiểm tra Số dư trên sổ cái của từng tài khoản được liệt kê.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.1-3
=> Nếu Số dư trên sổ cái có sai sót thì chỉnh sửa lại cho đúng.

d.2. Chứng từ hạch toán mua tài sản cố định nhưng quên chưa ghi tăng trên sổ TSCĐ hoặc do chưa chọn nguồn hình thành của TSCĐ, có thể dẫn đến lệch giữa sổ tài sản và sổ cái
Trường hợp trong kỳ có chứng từ hạch toán mua Tài sản cố định (TSCĐ) nhưng quên chưa ghi tăng vào sổ TSCĐ hoặc chưa chọn nguồn hình thành của TSCĐ (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện thông tin các chứng từ hạch toán mua TSCĐ có sai sót.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.2
Trường hợp này Kế toán thực hiện như sau:
- Ấn vào số chứng từ để mở chứng từ hạch toán mua TSCĐ lên kiểm tra:
+ Nếu không đúng nghiệp vụ mua TSCĐ thì chỉnh sửa lại tài khoản hạch toán cho đúng thực tế. (Không hạch toán vào bên Nợ TK211x; 212x; 213x).
+ Nếu đúng là nghiệp vụ mua TSCĐ thì thực hiện tiếp bước bên dưới.
- Vào phân hệ "Tài sản cố định" => chọn tab "Ghi tăng" => kiểm tra xem đã lập chứng từ ghi tăng TSCĐ mua ở trên hay chưa?
+ Nếu chưa, lập chứng từ ghi tăng TSCĐ theo hướng dẫn tại đây.
  • Vào phân hệ "Tài sản cố định" => ấn "Ghi tăng".
Cách ghi tăng TSCĐ 1
  • Khai báo TSCĐ:
  • Tab 1. Thông tin chung: khai báo các thông tin về tài sản như tên, loại, đơn vị sử dụng, nước sản xuất…
Cách ghi tăng TSCĐ 2
Lưu ý:
+ Trường hợp muốn lấy thông tin TSCĐ đã khai báo từ sổ này sang sổ khác, Kế toán có thể sử dụng chức năng Lấy TSCĐ từ hệ thống quản trị (hoặc ngược lại). Đồng thời không được đặt mã tài sản trùng nhau giữa các chi nhánh và hệ thống sổ.
+ Với các tài sản cũ đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng hoặc chưa khấu hao hết nhưng bị mất… nếu đơn vị vẫn muốn theo dõi trên sổ tài sản, thì khi ghi tăng sẽ chọn Tình trạng ghi tăng, đồng thời tích chọn vào thông tin Không tính khấu hao.
+ Có thể đính kèm các tài liệu như Biên bản giao nhận tài sản, Hồ sơ kỹ thuật,…vào thông tin TSCĐ được ghi tăng để tiện tra cứu khi cần.
  • Tab 2. TT khấu hao: khai báo thông tin phục vụ cho việc quản lý và tính khấu hao TSCĐ như: Nguyên giá, Thời gian sử dụng
Cách ghi tăng TSCĐ 3
Lưu ý:
+ Với những TSCĐ có quy định về mức tối đa khi tính khấu hao, nếu tích chọn thông tin Giới hạn giá trị tính KH theo luật thuế TNDN và nhập Giá trị tính KH theo luật, thì khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, phần chênh lệch giữa Giá trị KH hàng tháng với Giá trị tính KH theo luật (chênh lệch > 0) sẽ được tính vào chi phí không hợp lý.
  • Tab 3. Thiết lập phân bổ: chọn đối tượng sẽ được phân bổ chi phí khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng. => Phần mềm mặc định đối tượng phân bổ theo thông tin Đơn vị sử dụng bên tab "Thông tin chung", nhưng cho phép chọn lại thành: công trình, đối tượng tập hợp chi phí, đơn vị, đơn hàng, hợp đồng.
Cách ghi tăng TSCĐ 4
  • Tab 4. Nguồn gốc hình thành: chọn Nguồn gốc hình thành. Đồng thời, tập hợp các chứng từ hình thành nên Nguyên giá TSCĐ (như: chứng từ mua TSCĐ, phiếu chi vận chuyển, tháo dỡ TSCĐ…)
Cách ghi tăng TSCĐ 5
  • Tab 5. Bộ phận cấu thành /6. Dụng cụ, phụ tùng kèm theo: Trường hợp TSCĐ được cấu thành từ nhiều bộ phận hoặc có các phụ tùng kèm theo: Kế toán có thể khai báo thông tin trên tab "Bộ phận cấu thành""Dụng cụ, phụ tùng kèm theo" để quản lý.
Cách ghi tăng TSCĐ 6
  • Tab 6. BB giao nhận: Khai báo các thông tin để phục vụ cho việc in Biên bản giao nhận.
Cách ghi tăng TSCĐ 7
  • Các bạn ấn "Ghi tăng".
+ Nếu đã lập chứng từ ghi tăng TSCĐ: Mở chứng từ ghi tăng lên, chọn tab "Nguồn gốc hình thành" => sau đó chọn chứng từ mua TSCĐ ở bước 1 vào danh sách chứng từ hình thành nên nguyên giá TSCĐ.
CHÚ Ý: Xem hướng dẫn về trường hợp Tổng số tiền của các chứng từ trên nguồn gốc hình thành không bằng nguyên giá của TSCĐ tại đây.
Khi Ghi tăng TSCĐ, nếu nguyên giá TSCĐ không bằng tổng số tiền của các chứng từ nguồn gốc hình thành thì chương trình sẽ xuất hiện thông báo như sau:
Cách ghi tăng TSCĐ 8
Theo hướng dẫn tại thông tư 45/2013/TT-BTC về việc xác định nguyên giá TSCĐ:
“Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”.
Theo quy định tại điều 3 thông tư này thì một trong các tiêu chuẩn để được coi là TSCĐ đó là:
“Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên”.
Để giúp Kế toán kiểm soát chặt chẽ việc xác định nguyên giá TSCĐ, đảm bảo nguyên giá TSCĐ được xác định đúng và đủ, tuân thủ các quy định về chế độ quản lý, sử dụng TSCĐ. Phần mềm bổ sung tab "Nguồn gốc hình thành" để tập hợp tất cả các chứng từ hình thành nên nguyên giá TSCĐ.
=> Cách khắc phục:
- Trường hợp 1: Do chưa chọn đầy đủ chứng từ hình thành nên TSCĐ.
+ Tại tab 4. Nguồn gốc hình thành => ấn "Chọn chứng từ"
+ Chọn "Loại chứng từ" => "Khoảng thời gian" và ấn "Lấy dữ liệu".
+ Tích chọn đầy đủ các chứng từ hình thành nên TSCĐ (VD: chứng từ mua TSCĐ, phiếu chi vận chuyển, phí lắp đặt vận hành chạy thử TSCĐ…), sau đó ấn "Đồng ý".
Cách ghi tăng TSCĐ 9
- Trường hợp 2: Do chọn nhầm chứng từ hình thành TSCĐ.
+ Các bạn ấn chuột phải vào chứng từ bị sai => ấn "Loại bỏ".
Cách ghi tăng TSCĐ 10

d.3. TSCĐ đã ghi tăng vào sổ TSCĐ nhưng quên chưa hạch toán hoặc do chưa chọn nguồn gốc hình thành, có thể dẫn đến lệch giữa sổ tài sản và sổ cái
Trường hợp trong kỳ có Tài sản cố định (TSCĐ) đã ghi tăng vào sổ TSCĐ nhưng quên chưa hạch toán hoặc do chưa chọn nguồn gốc hình thành (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách), phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện chứng từ ghi tăng TSCĐ có sai sót.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.3
Trường hợp này Kế toán thực hiện như sau:
- Các bạn ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ ghi tăng TSCĐ lên.
- Chọn tab "Nguồn gốc hình thành" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn các chứng từ hạch toán tăng TSCĐ tương ứng.
CHÚ Ý: Tập hợp đủ chứng từ hình thành nên nguyên giá TSCĐ, tổng Số tiền tại tab "Nguồn gốc hình thành = Nguyên giá" tại tab "TT khấu hao".
- Trường hợp không tìm thấy chứng từ để chọn vào nguồn gốc hình thành thì có thể do 1 trong các nguyên nhân: Hạch toán nhầm tài khoản khác TK nguyên giá TSCĐ (211, 212, 213, 217); hạch toán sai kỳ; chứng từ hạch toán đã bị bỏ ghi hoặc chưa lập chứng từ hạch toán. Trường hợp này cần thực hiện tiếp các bước sau.
- Sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm kiếm chứng từ. Gợi ý cách tìm kiếm:
+ Nếu nghi ngờ chứng từ Hạch toán nhầm tài khoản khác TK nguyên giá TSCĐ (211, 212, 213, 217) hoặc Bị bỏ ghi => Tìm kiếm theo Ngày hạch toán và Số tiền trước thuế (Dựa vào bộ chứng từ gốc để biết được ngày hạch toán tăng TSCĐ và số tiền ghi tăng), chọn tìm kiếm Tất cả chứng từ. Nếu tìm thấy chứng từ hạch toán thì sửa lại TK nợ vào TK nguyên giá TSCĐ.
+ Nếu nghi ngờ chứng từ bị Hạch toán sai kỳ => Tìm kiếm theo Số tiền trước thuế. Nếu tìm thấy chứng từ hạch toán thì sửa lại ngày hạch toán cho đúng.
- Nếu chưa lập chứng từ hạch toán thì lập bổ sung, sau đó mở chứng từ ghi tăng TSCĐ lên để chọn chứng từ hạch toán mới lập vào tab "Nguồn gốc hình thành".
CHÚ Ý:  Xem hướng dẫn Cách tìm kiếm chứng từ dưới đây:
Cho phép tìm kiếm chứng từ theo nhiều tiêu chí, phục vụ cho nhu cầu kiểm tra, kiểm soát số liệu, đồng thời có thể xuất khẩu các chứng từ tìm kiếm được ra file .xml để nhập khẩu vào dữ liệu kế toán khác làm việc.
Các bước thực hiện như sau:
- Ấn "Tìm chứng từ" (hoặc vào menu "Tiện ích" => "Tìm chứng từ").
- Thiết lập điều kiện tìm kiếm chứng từ.
Cách tìm kiếm chứng từ trên Misa 1
+ Có thể tìm kiếm theo nhiều điều kiện cùng lúc bằng cách thiết lập điều kiện sau đó ấn "Thêm".
Cách tìm kiếm chứng từ trên Misa 2
Lưu ý: Trường hợp muốn thay đổi lại điều kiện lọc đã thiết lập thực hiện như sau:
+ Tại mục "Các điều kiện đã chọn" => chọn điều kiện lọc muốn thay đổi.
+ Tại mục "Chọn điều kiện tìm kiếm" => thiết lập lại điều kiện tìm kiếm.
+ Và ấn "Cập nhật".
Cách tìm kiếm chứng từ trên Misa 3
- Ấn "Tìm kiếm" => phần mềm sẽ hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm.
Cách tìm kiếm chứng từ trên Misa 4
- Có thể lựa chọn cách hiển thị kết quả tìm kiếm nhóm theo chứng từ hay không bằng cách tích chọn/bỏ tích chọn ô "Nhóm theo chứng từ".
Cách tìm kiếm chứng từ trên Misa 5
CHÚ Ý: Có thể xuất khẩu kết quả tìm kiếm ra file excel bằng cách ấn "Xuất khẩu Excel" hoặc xuất khẩu toàn bộ chứng từ tìm kiếm được ra file .xml để nhập khẩu vào dữ liệu khác làm việc bằng cách ấn "Xuất khẩu".
d.4. Mua TSCĐ đã hạch toán và đã ghi tăng nhưng Số tiền hạch toán, tài khoản hạch toán khác trên chứng từ ghi tăng, dẫn đến sai lệch giữa sổ tài sản và sổ cái
Trường hợp trong kỳ có tài sản cố định (TSCĐ) đã hạch toán và đã ghi tăng nhưng số tiền hạch toán, tài khoản hạc toán khác nhau, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện chứng từ ghi tăng TSCĐ và chứng từ hạch toán tăng TSCĐ có chênh lệch.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.4
Trường hợp này Kế toán xử lý như sau:
- Các bạn ấn vào "Số chứng từ ghi tăng TSCĐ" để mở chứng từ lên.
- Tại tab "Nguồn gốc hình thành" => ấn vào "số chứng từ" để mở các chứng từ hạch toán tăng TSCĐ lên kiểm tra các nội dung sau:
+ Kiểm tra chứng từ hạch toán này có đúng là chứng từ hình thành nên nguyên giá TSCĐ trên chứng từ ghi tăng không => Nếu không thì cần loại bỏ chứng từ ra khỏi danh sách.
+ Số tiền trên chứng từ hạch toán đã đúng chưa => Nếu chưa cần chỉnh sửa lại cho đúng.
+ TK Nợ đã hạch toán đúng chưa, có khớp với TK nguyên giá tại tab "TT khấu hao" không => Nếu không cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng và khớp nhau.
 
d.5. Đánh giá lại TSCĐ số tiền hạch toán không khớp với số tiền điều chỉnh giá trị tính khấu hao hoặc hao mòn lũy kế dẫn đến sai lệch giữa sổ tài sản và sổ cái
Trường hợp trong kỳ có chứng từ hạch toán đánh giá lại TSCĐ nhưng số tiền hạch toán không khớp với số tiền điều chỉnh, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện chứng từ đánh giá lại TSCĐ có sai sót.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.5
Trường hợp này Kế toán xử lý như sau:
- Các bạn ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ đánh giá lại TSCĐ lên kiểm tra.
- Kiểm tra và chỉnh sửa lại các giá trị điều chỉnh tại tab "Chi tiết điều chỉnh" cho đúng thực tế.
- Tại tab 'Hạch toán" => điều chỉnh lại số tiền cho khớp với giá trị tại tab "Chi tiết điều chỉnh". Trong đó:
+ Số tiền hạch toán vào TK 412 sẽ bằng chênh lệch Giá trị tính khấu hao.
+ Số tiền hạch toán vào TK 214 sẽ bằng chênh lệch Hao mòn lũy kế.
 
d.6. Nghiệp vụ hạch toán chi phí khấu hao hoặc điều chỉnh khấu hao nhưng không thực hiện trên phân hệ TSCĐ dẫn đến sai lệch giữa sổ tài sản và sổ cái
Trường hợp trong kỳ có chứng từ hạch toán chi phí khấu hao hoặc điều chỉnh khấu hao nhưng không thực hiện trên phân hệ TSCĐ, chương trình sẽ hiển thị báo cáo liệt kê chi tiết các chứng từ này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.6
Trường hợp này Kế toán xử lý như sau:
- Ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ lên và thực hiện xóa bỏ.
- Vào phân hệ "TSCĐ" để lập các chứng từ hạch toán chi phí khấu hao hoặc điều chỉnh khấu hao, cụ thể:
+ Ghi giảm TSCĐ
+ Khấu hao TSCĐ 
+ Đánh giá lại TSCĐ
 
d.7. Các tháng chưa thực hiện tính khấu hao TSCĐ
- Trường hợp trong kỳ có tháng chưa thực hiện tính khấu hao TSCĐ, chương trình sẽ hiển thị báo cáo liệt kê chi tiết các tháng này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.7
- Trường hợp này Kế toán thực hiện tính khấu hao cho các tháng được liệt kê trên báo cáo
Xem thêm hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ ở trên - phần d.6
 
d.8. TSCĐ có nguyên giá nhỏ hơn 30 triệu VND vi phạm quy định hiện hành về tài sản
Trường hợp trong kỳ có TSCĐ có nguyên giá nhỏ hơn 30 triệu, chương trình sẽ hiển thị báo cáo liệt kê chi tiết các chứng từ ghi tăng TSCĐ này.
Trường hợp này Kế toán xử lý như sau:
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.8
- Kiểm tra lại các chứng từ gốc liên quan đến Tài sản được liệt kê trên báo cáo để xác định chính xác giá trị của tài sản.
- Nếu giá trị tài sản lớn hơn 30 triệu và đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ thì nhấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ ghi tăng TSCĐ lên và sửa lại nguyên giá TSCĐ cho đúng thực tế.
- Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn 30 triệu, chỉ đủ điều kiện ghi nhận là công cụ dụng cụ hoặc chi phí trả trước thì thực hiện như sau:
+ Vào phân hệ "TSCĐ" => chọn tab "Ghi tăng" => thực hiện xóa chứng từ ghi tăng TSCĐ ở trên.
Chú ý: Trường hợp không xóa được chứng từ ghi tăng TSCĐ do đã có phát sinh chứng từ liên quan thì thực hiện như sau:
Phần mềm không cho phép xóa TSCĐ/CCDC và chứng từ liên quan đến TSCĐ/CCDC trong các trường hợp sau:
  • Xóa chứng từ ghi tăng của TSCĐ/CCDC đã có phát sinh chứng từ liên quan.
  • Xóa chứng từ Khai báo tài sản đầu kỳ/Khai báo CCDC đầu kỳ khi kế toán đã thực hiện khóa sổ kỳ kế toán.
  • Xóa chứng từ Ghi tăng tài sản cố định/Ghi tăng CCDC có Ngày ghi tăng nhỏ hơn hoặc bằng ngày khóa sổ kỳ kế toán.
Trường hợp 1: Xóa chứng từ ghi tăng của tài sản cố định đã có phát sinh chứng từ liên quan
Phần mềm không cho phép xóa các chứng từ ghi tăng của tài sản cố định/công cụ dụng cụ đã có phát sinh chứng từ liên quan để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Do vậy khi xóa phần mềm sẽ hiển thị thông báo:
Để xóa được chứng từ này, kế toán thực hiện như sau:
  • Tại cột "Xem phát sinh" => ấn "Chi tiết" => Phần mềm sẽ hiển thị danh sách các chứng từ phát sinh.
  • Kế toán thực hiện xóa lần lượt các chứng từ, từ chứng từ có ngày phát sinh muộn nhất (có Ngày hạch toán lớn nhất) đến các chứng từ phát sinh trước đó, cho đến hết.
  • Mở từng chứng từ phát sinh theo thứ tự nói trên => ấn "Xóa".
Chú ý: Với các chứng từ phát sinh đã ghi sổ, cần thực hiện "Bỏ ghi" sau đó "Xóa chứng từ".
Trường hợp 2: Xóa chứng từ Khai báo tài sản đầu kỳ khi kế toán đã thực hiện khóa sổ kỳ kế toán
Phần mềm không cho phép xóa các chứng từ khai báo tài sản đầu kỳ khi kế toán đã thực hiện khóa sổ kỳ kế toán để đảm báo số liệu đã khóa sổ không bị thay đổi. Do vậy khi xóa phần mềm sẽ hiển thị thông báo:
  • Để xóa được chứng từ, kế toán cần Bỏ khóa sổ kỳ kế toán về "Ngày bắt đầu hạch toán – 1"
Trường hợp 3: Xóa các chứng từ Ghi tăng tài sản cố định có Ngày ghi tăng nhỏ hơn hoặc bằng ngày khóa sổ kỳ kế toán
Phần mềm không cho phép xóa các chứng từ Ghi tăng tài sản cố định có Ngày ghi tăng <= Ngày khóa sổ kỳ kế toán để đảm bảo số liệu đã khóa sổ không bị thay đổi. Do vậy khi thực hiện xóa phần mềm hiển thị thông báo:
  • Để xóa được chứng từ này, kế toán thực hiện Bỏ khóa sổ kỳ kế toán về ngày < Ngày ghi tăng của TSCĐ.
(Thực hiện tương tự như trên đối với các trường hợp xóa chứng từ ghi tăng của CCDC không thành công)
 
+ Nếu chưa lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ thì thực hiện ghi tăng CCDC hoặc ghi nhận chi phí trả trước theo hướng dẫn dưới đây.
+ Nếu đã lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ thì xóa chứng từ này đi, sau đó thực hiện ghi tăng CCDC hoặc ghi nhận chi phí trả trước theo hướng dẫn bên trên.
 
d.9. Kiểm tra TSCĐ có số lần thay đổi thời gian tính khấu hao lớn hơn 1 lần để xem xét việc thay đổi thời gian tính khấu hao có phù hợp với quy định không.
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định:
"Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định."
Như vậy, trường hợp trong kỳ có TSCĐ được điều chỉnh thời gian tính khấu hao nhiều hơn 1 lần, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện những chứng từ đánh giá lại TSCĐ này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 5.9
Trường hợp này Kế toán xử lý như sau:
- Cần đảm bảo khi thực hiện điều chỉnh thời gian trích khấu hao của TSCĐ thì phải có văn bản "Phương án điều chỉnh thời gian trích khấu hao TSCĐ" gửi cho cấp có thẩm quyền và được phê duyệt.
- Các bạn ấn vào số chứng từ để mở các chứng từ đánh giá lại TSCĐ lên, kiểm tra tại mục "Thời hạn sử dụng còn lại", sau đó chỉnh sửa cho khớp với phương án điều chỉnh tại văn bản Phương án điều chỉnh thời gian trích khấu hao TSCĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước

a. Vào menu "Trợ giúp" => "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
b. Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu.
c. Tại mục "6. Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước" ấn "Kiểm tra ngay".
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6
d. Phần mềm hiển thị báo cáo kiểm tra các nội dung sau đây:

6.1. Chứng từ mua CCDC/xuất kho CCDC ra sử dụng, chuyển TSCĐ thành CCDC, thanh toán chi phí trả trước nhưng quên chưa ghi tăng hoặc chưa chọn nguồn hình thành

Trường hợp trong kỳ có chứng từ hạch toán vào bên Nợ TK 142, 242 nhưng chưa được chọn vào nguồn hình thành của các chứng từ ghi tăng CCDC, chi phí trả trước, điều chỉnh CCDC (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách): phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện thông tin các chứng từ có sai sót.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6.1
Trường hợp này Kế toán thực hiện như sau:
- Bước 1: Các bạn ấn vào số chứng từ để mở chứng từ lên kiểm tra:
+ Nếu không đúng là một trong các nghiệp vụ (mua CCDC về đưa vào sử dụng ngay/xuất kho CCDC ra sử dụng/chuyển TSCĐ thành CCDC/thanh toán chi phí trả trước) thì chỉnh sửa lại tài khoản hạch toán cho đúng thực tế (Không hạch toán vào bên Nợ TK142, 242).
+ Nếu đúng là nghiệp vụ mua CCDC thì thực hiện tiếp Bước 2.
- Bước 2: Vào phân hệ "Công cụ dụng cụ" => chọn tab "Ghi tăng" và tab "Điều chỉnh" => kiểm tra xem đã lập chứng từ ghi tăng CCDC hoặc điều chỉnh CCDC hay chưa? hoặc vào menu "Nghiệp vụ" => "Tổng hợp" => "Chi phí trả trước" => "Danh sách chi phí trả trước" => kiểm tra xem đã thêm chi phí trả trước hay chưa?
+ Nếu chưa: Lập chứng từ ghi tăng CCDC hoặc ghi nhận chi phí trả trước hoặc điều chỉnh CCDC theo hướng dẫn tại đây.
+ Nếu đã lập chứng từ ghi tăng CCDC hoặc ghi nhận chi phí trả trước hoặc điều chỉnh CCDC, thực hiện như sau:
  • Với chứng từ ghi tăng CCDC: chọn tab "Nguồn gốc hình thành" => sau đó chọn các chứng từ mua CCDC về đưa vào sử dụng ngay/xuất kho CCDC ra sử dụng/chuyển TSCĐ thành CCDC ở Bước 1 vào danh sách chứng từ hình thành nên CCDC.
  • Với chứng từ ghi nhận chi phí trả trước: chọn tab "Tập hợp chứng từ" => sau đó chọn các chứng từ thanh toán chi phí trả trước ở Bước 1 vào danh sách.
  • Với chứng từ điều chỉnh CCDC: chọn tab "Tập hợp chứng từ" => sau đó chọn các chứng từ ở Bước 1 vào danh sách.
 
6.2. CCDC, chi phí trả trước đã ghi tăng nhưng chưa hạch toán hoặc chưa chọn nguồn gốc hình thành, có thể dẫn đến chênh lệch giữa sổ cái TK chi phí trả trước và sổ theo dõi CCDC, chi phí trả trước
Trường hợp trong kỳ có các chứng từ ghi tăng CCDC, chi phí trả trước nhưng chưa chọn nguồn gốc hình thành (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách), chương trình sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện chứng từ có sai sót.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6.2
Trường hợp này Kế toán thực hiện như sau:
a. Ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ lên.
b. Chọn nguồn gốc hình thành CCDC/chi phí trả trước như sau:
- Với chứng từ ghi tăng CCDC: chọn tab "Nguồn gốc hình thành" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn các chứng từ hình thành nên CCDC (là chứng từ hạch toán vào tài khoản chi phí trả trước TK 142, 242; tài khoản chi phí CCDC 6423, 6273….)
CHÚ Ý: Tập hợp đủ chứng từ hình thành nên CCDC, tổng Số tiền tại tab "Nguồn gốc hình thành" = "Thành tiền" tại tab "Thông tin chung".
- Với chứng từ ghi nhận chi phí trả trước: chọn tab "Tập hợp chứng từ" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn các chứng từ hạch toán tài khoản chi phí trả trước.
CHÚ Ý: Tập hợp đủ chứng từ hạch toán chi phí trả trước, tổng Số tiền tại tab "Tập hợp chứng từ" = "Số tiền" tại tab "Thông tin chung".
c. Trường hợp không tìm thấy chứng từ để chọn vào nguồn gốc hình thành thì có thể do 1 trong các nguyên nhân:
- Hạch toán nhầm tài khoản khác TK 142, 242 và TK chi phí CCDC như TK 6423, 6273…; hạch toán sai kỳ; chứng từ hạch toán đã bị bỏ ghi hoặc chưa lập chứng từ hạch toán.
d. Sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm kiếm chứng từ.
Gợi ý cách tìm kiếm:
- Nếu nghi ngờ chứng từ Hạch toán nhầm tài khoản khác TK 142, 242; TK 6423, 6273… hoặc Bị bỏ ghi => Tìm kiếm theo Ngày hạch toán và Số tiền trước thuế (Dựa vào bộ chứng từ gốc để biết được ngày hạch toán tăng CCDC/chi phí trả trước và số tiền ghi tăng) => chọn tìm kiếm Tất cả chứng từ. Nếu tìm thấy chứng từ hạch toán thì sửa lại TK nợ vào TK chi phí trả trước hoặc chi phí CCDC.
- Nếu nghi ngờ chứng từ bị Hạch toán sai kỳ => Tìm kiếm theo Số tiền trước thuế. Nếu tìm thấy chứng từ hạch toán thì sửa lại ngày hạch toán cho đúng.
e. Nếu chưa lập chứng từ hạch toán thì lập bổ sung, sau đó mở chứng từ ghi tăng CCDC/chi phí trả trước lên để chọn chứng từ hạch toán mới lập vào tab "Nguồn gốc hình thành" => chọn tab "Tập hợp chứng từ".
 
6.3. CCDC, chi phí trả trước đã hạch toán và ghi tăng nhưng số tiền hạch toán, TK hạch toán khác trên chứng từ ghi tăng có thể dẫn đến chênh lệch giữa sổ cái TK và sổ theo dõi CCDC, chi phí trả trước
Trường hợp trong kỳ có các chứng từ ghi tăng CCDC/chi phí trả trước có số tiền hạch toán hoặc tài khoản hạch toán khác với chứng từ hạch toán tăng CCDC/chi phí trả trước, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện các chứng từ có chênh lệch.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6.3
Trường hợp này Kế toán xử lý như sau:
- Tại cột "Sổ theo dõi CCDC, chi phí trả trước" => ấn vào "Số chứng từ/Mã chi phí trả trước" để mở chứng từ lên kiểm tra: kiểm tra thông tin "Thành tiền" (với chứng từ ghi tăng CCDC); "Số tiền" (với chứng từ thêm chi phí trả trước) "TK chờ phân bổ", để đảm bảo các thông tin này đúng thực tế.
- Tại cột "Sổ cái" => ấn vào số chứng từ để mở các chứng từ hạch toán tăng CCDC/Chi phí trả trước lên kiểm tra các nội dung sau:
+ Kiểm tra chứng từ hạch toán này có đúng là chứng từ hình thành nên CCDC/Chi phí trả trước không => Nếu không thì cần mở chứng từ "Ghi tăng CCDC/Chi phí trả trước" lên, vào tab "Nguồn gốc hình thành" => "Tập hợp chứng từ" để loại bỏ chứng từ hạch toán trên ra khỏi danh sách.
+ Số tiền trên chứng từ hạch toán đã đúng chưa => Nếu chưa cần chỉnh sửa lại cho đúng.
+ TK Nợ đã hạch toán đúng chưa, có khớp với TK chờ phân bổ trên chứng từ ghi tăng CCDC/Chi phí trả trước không => Nếu không cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng và khớp nhau.
Lưu ý:
  • Với chứng từ ghi tăng CCDC, Kế toán có thể chọn vào nguồn gốc hình thành các chứng từ hạch toán TK 142, 242 và tài khoản chi phí CCDC như TK 6423, 6273…
  • Tuy nhiên, phần mềm chỉ đối chiếu các chứng từ hạch toán TK 142, 242 với chứng từ ghi tăng CCDC để hiển thị lên báo cáo chênh lệch ở trên. Vì vậy, sẽ có trường hợp các chứng từ xuất hiện trên báo cáo chênh lệch nhưng không hề có sai sót. Với trường hợp này, sau khi thực hiện các bước kiểm tra ở trên mà không phát hiện sai sót thì Kế toán có thể bỏ qua.
 
6.4. Nghiệp vụ điều chỉnh CCDC đã thực hiện điều chỉnh tăng trên sổ CCDC nhưng chưa hạch toán
Trường hợp trong kỳ có các chứng từ điều chỉnh CCDC (điều chỉnh giá trị còn lại), nhưng chưa tập hợp chứng từ hạch toán liên quan (kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách), phần mềm sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện chứng từ điều chỉnh CCDC có sai sót.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6.4
Trường hợp này Kế toán thực hiện như sau:
- Ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ lên.
- Chọn tab "Tập hợp chứng từ" để chọn các chứng từ hạch toán liên quan trực tiếp làm tăng/giảm giá trị còn lại của CCDC.
- Trường hợp không tìm thấy chứng từ để chọn vào nguồn gốc hình thành thì có thể do 1 trong các nguyên nhân: Hạch toán nhầm tài khoản khác TK 142, 242; hạch toán sai kỳ; chứng từ hạch toán đã bị bỏ ghi hoặc chưa lập chứng từ hạch toán. Trường hợp này cần thực hiện tiếp các bước sau.
- Sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm kiếm chứng từ. Gợi ý cách tìm kiếm:
+ Nếu nghi ngờ chứng từ Hạch toán nhầm tài khoản khác TK 142, 242 hoặc Bị bỏ ghi => Tìm kiếm theo Ngày hạch toánSố tiền (Dựa vào bộ chứng từ gốc để biết được ngày điều chỉnh CCDC và số tiền điều chỉnh), chọn tìm kiếm Tất cả chứng từ. Nếu tìm thấy chứng từ hạch toán thì sửa lại TK nợ vào TK chi phí trả trước.
+ Nếu nghi ngờ chứng từ bị Hạch toán sai kỳ => Tìm kiếm theo Số tiền. Nếu tìm thấy chứng từ hạch toán thì sửa lại ngày hạch toán cho đúng.
+ Nếu chưa lập chứng từ hạch toán thì lập bổ sung, sau đó mở chứng từ điều chỉnh CCDC lên để chọn chứng từ hạch toán mới lập vào tab "Tập hợp chứng từ".
 
6.5. Các tháng chưa phân bổ Công cụ dụng cụ
Trường hợp trong kỳ có tháng chưa thực hiện phân bổ CCDC, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo liệt kê chi tiết các tháng này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6.5
Trường hợp này Kế toán thực hiện phân bổ CCDC cho các tháng được liệt kê trên báo cáo.
Lưu ý: Chỉ thực hiện phân bổ CCDC bắt đầu từ tháng ghi tăng CCDC trở đi.
Ví dụ: CCDC được ghi tăng vào tháng 10/2023, khi kiểm tra kỳ 01/01/2023 – 31/12/2023 phần mềm hiển thị tất cả các tháng chưa phân bổ như: tháng 01/2023, tháng 02/2023 …. Nhưng Kế toán chỉ thực hiện phân bổ CCDC từ tháng 10/2023 trở đi.
6.6. Các tháng chưa phân bổ Chi phí trả trước
Trường hợp trong kỳ có tháng chưa thực hiện phân bổ chi phí trả trước, phần mềm sẽ hiển thị báo cáo liệt kê chi tiết các tháng này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 6.6
Trường hợp này Kế toán thực hiện phân bổ chi phí trả trước cho các tháng được liệt kê trên báo cáo.

7. Cách kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách Thuế GTGT

- Vào menu "Trợ giúp" => "Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán" => "Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách".
- Thiết lập tham số, kiểm tra đối chiếu số liệu.
- Tại mục 7. Thuế GTGT ấn "Kiểm tra ngay".
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7
- Phần mềm hiển thị báo cáo kiểm tra các nội dung sau đây:
7.1 Nghiệp vụ kê khai trùng hóa đơn đầu vào
Trường hợp trên các tờ khai thuế có các hóa đơn đầu vào trùng Mẫu số, Ký hiệu, Số hóa đơn, năm hóa đơn, tên người bánMã số thuế. Phần mềm sẽ hiển thị báo cáo liệt kê chi tiết các hóa đơn này (Trường hợp Kế toán không lập tờ khai trên phần mềm, thì có thể bỏ qua thông báo của phần mềm mà KHÔNG ảnh hưởng tới báo cáo tài chính)
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.1
Trường hợp này Kế toán thực hiện như sau:
- Tìm lại hóa đơn gốc của khách hàng để kiểm tra thông tin.
- Ấn vào "Số hóa đơn" trên báo cáo để mở hóa đơn lên và cập nhật lại thông tin theo hóa đơn gốc.
- Vào phân hệ "Thuế" => mở tờ khai thuế có hóa đơn vừa được cập nhật thông tin ở trên lên.
- Chọn tab "Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào".
- Ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" => sau đó ấn "Đồng ý" để phần mềm cập nhật được thông tin mới nhất của hóa đơn đã kê lên bảng kê.
7.2 Chênh lệch bảng kê thuế GTGT và sổ cái
Trường hợp trong kỳ có sự chênh lệch giữa sổ cái hạch toán tài khoản 1331 và 33311 so với bảng kê thuế GTGT: phần mềm sẽ hiển thị báo cáo thể hiện thông tin các chứng từ, hóa đơn có chênh lệch.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2
Đây là so sánh chênh lệch giữa số liệu trên sổ cái tài khoản 133, 3331 với số liệu đã lên bảng kê thuế mua vào bán ra
- Có hiển thị  số liệu trên Sổ cái: Có ghi nhận giá trị trên Sổ cái tài khoản 1331 và 33311.
Nếu số liệu để trống nghĩa là không ghi nhận vào sổ cái 1331 và 33311.
- Có hiển thị số liệu trên Bảng kê thuế GTGT: Hóa đơn có lấy lên trên bảng kê mua vào bán ra của Tờ khai thuế đã lập.
Nếu số liệu để trống nghĩa là không được kê khai trên bảng kê mua vào bán ra của Tờ khai thuế.
Các trường hợp gây ra chênh lệch và giải pháp xử lý:
A - Số liệu lên sổ cái nhưng không lên bảng kê thuế
a. Chứng từ hạch toán vào TK1331 nhưng không lên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
Nguyên nhân 1: Chứng từ không chọn nhóm HHDV mua vào hoặc chọn nhóm HHDV khác nhóm 1 hoặc 2
Giải pháp:
- Ấn vào Số chứng từ để mở chứng từ lên kiểm tra.
- Vào tab "Thuế" => kiểm tra cột "Nhóm HHDV mua vào".
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2-2
+ Trường hợp quên chọn nhóm HHDV mua vào hoặc chọn nhầm vào nhóm khác nhóm 1 hoặc 2 thì xử lý như sau:
  • Chọn lại nhóm HHDV mua vào vào nhóm 1 hoặc 2 cho đúng thực tế.
  • Sau đó, mở tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTKT), chọn tab PL 01-2GTKT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn thêm chứng từ vừa sửa ở trên vào bảng kê.
+ Trường hợp đã chọn đúng nhóm HHDV mua vào thuộc nhóm 3, 4 hoặc 5 thì xử lý như sau:
  • Với hàng hóa dịch vụ thuộc Nhóm 3 – Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ:
    • Chứng từ sẽ không được lấy lên bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào mà lấy lên tờ khai thuế GTGT theo dự án đầu tư. Vì vậy, trên báo cáo Chênh lệch bảng kê thuế GTGT và sổ cái vẫn hiện thị chứng từ này nhưng không có sai sót xảy ra. Bạn bỏ qua trường hợp này.
  • Với hàng hóa dịch vụ thuộc Nhóm 4 – Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ:
    • Trường hợp này cần sửa lại tài khoản hạch toán thuế GTGT, tùy vào quyết định của Doanh nghiệp mà có thể hạch toán vào bên Nợ TK chi phí như TK 811 hoặc TK 1388 để quy trách nhiệm cho người có liên quan thay vì hạch toán vào bên Nợ TK 1331.
  • Với hàng hóa dịch vụ thuộc Nhóm 5 – Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp lên tờ khai 01/GTKT:
    • Trường hợp này doanh nghiệp không phải tính nộp thuế GTGT nên không hạch toán vào TK 1331. Kế toán xóa bút toán hạch toán vào TK 1331 đi và điều chỉnh lại số tiền hạch toán vào tài khoản đúng.
Nguyên nhân 2: Hóa đơn đã được kê khai lên bảng kê mua vào của kỳ khác
Trong trường hợp đến kỳ kê khai nhưng Kế toán chưa nhận được hóa đơn hoặc bỏ sót hóa đơn, thì vẫn có thể kê khai hóa đơn này vào các kỳ tính thuế sau. Nếu hóa đơn được kê khai vào kỳ tính thuế lớn hơn kỳ xem báo cáo đối chiếu chứng từ sổ sách ở trên thì chương trình sẽ liệt kê hóa đơn này lên báo cáo.
Ví dụ: Hóa đơn ngày 15/03/2024 nhưng được kê khai vào kỳ tính thuế tháng 05/2024. Khi xem báo cáo kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách, nếu chọn xem báo cáo trong khoảng thời gian là quý I/2024 thì trên báo cáo sẽ thể hiện chênh lệch giữa hóa đơn này (tại mục Thuế) và chứng từ hạch toán tương ứng (tại mục Sổ cái), tuy nhiên nếu chọn lại khoảng thời gian xem báo cáo có chứa kỳ kê khai hóa đơn trên. Ví dụ cả năm 2024 thì báo cáo sẽ không hiển thị chênh lệch.
Giải pháp:
Kiểm tra lại xem hóa đơn được kê khai lên tờ khai của kỳ nào? có đúng thực tế hay không?
- Nếu đúng thì bỏ qua chênh lệch trên báo cáo.
- Nếu kê khai nhầm kỳ thì thực hiện như sau:
+ Mở tờ khai GTGT của kỳ bị sai.
+ Chọn Tab "Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào"
+ Các bạn ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" hoặc ấn chuột phải chọn "Chọn chứng từ"
+ Bỏ chọn hóa đơn lên sai bảng kê => ấn "Đồng ý"
+ Ấn "Cất".
+ Sau đó mở Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trên tờ khai đúng kỳ, thực hiện các thao tác tương tự như trên, tích chọn lại hóa đơn bị loại bỏ ở kỳ bị sai để lên trên bảng kê của kỳ đúng
Chú ý: Trường hợp các tờ khai cũ bị sai giống thông tin giống trên tờ khai đã kê khai thì phải lập tờ khai bổ sung theo từng tình huống chứ không được chỉnh sửa.
Nguyên nhân 3: Ngày hóa đơn lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ báo cáo thuế
Trường hợp một hóa đơn được xác định thuộc kỳ báo cáo thuế bất kỳ nhưng không thấy hiển thị trên tờ khai thuế của kỳ đó, thì có thể do Ngày hóa đơn đang lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ báo cáo thuế.
Giải pháp:
- Mở chứng từ lên kiểm tra xem ngày hóa đơn có lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ lập tờ khai thuế không?
- Nếu có, cần đối chiếu với hóa đơn gốc.
- Nếu ngày hóa đơn nhập sai so với hóa đơn gốc thì thực hiện như sau:
+ Bỏ ghi chứng từ để sửa lại ngày hóa đơn cho đúng.
+ Mở Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trên tờ khai đúng kỳ (kỳ chứa ngày hóa đơn đúng).
+ Và ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" hoặc ấn chuột phải chọn "Chọn chứng từ".
+ Tích chọn hóa đơn mới sửa lại ngày để lấy lên bảng kê.
+ Và ấn "Cất".
Trường hợp trước khi sửa ngày, hóa đơn này đã được kê khai thuế, thì mở Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trên tờ khai sai kỳ lên.
- Các bạn ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" sau đó ấn "Đồng ý" để phần mềm cập nhật lại danh sách các hóa đơn trên bảng kê (bỏ hóa đơn đã sửa ngày ra khỏi bảng kê)
- Nếu ngày hóa đơn đã nhập đúng so với hóa đơn gốc, thì hóa đơn sẽ không được kê khai ở kỳ này, mà sẽ được lấy lên tờ khai của kỳ có chứa ngày hóa đơn.
b. Chứng từ hạch toán vào TK 33311 nhưng không lên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
Nguyên nhân 1: Không khai báo thuế suất thuế GTGT trên chứng từ
Giải pháp:
- Ấn vào "Số chứng từ" để mở chứng từ lên.
- Khai báo bổ sung thuế suất thuế GTGT tại tab "Thuế" => cột "% Thuế GTGT".
Chú ý: Nếu hàng hóa không chịu thuế thì chọn thuế suất là KCT.
  • Mở tờ khai thuế của kỳ tương ứng lên, chọn tab "Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra".
  • Các bạn ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn lại hóa đơn ở trên lên bảng kê.
 
Nguyên nhân 2: Hạch toán thuế đầu ra trên Chứng từ nghiệp vụ khác, Chi tiền mặt, chi tiền gửi,…nhưng lại chọn nhóm HHDV mua vào.
Một trong những điều kiện để các chứng từ nghiệp vụ khác, chi tiền mặt, chi tiền gửi…được lấy lên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra đó là không chọn Nhóm HHDV mua vào. Vì vậy, với nguyên nhân trên cần thực hiện như sau:
- Mở chứng từ => ấn "Bỏ ghi\Sửa".
- Để trống cột "Nhóm HHDV mua vào" tại Tab "Thuế"
- Ấn "Cất".
- Nếu chưa lập tờ khai thuế thì lập mới tờ khai thuế GTGT, phần mềm sẽ lấy các chứng từ trên lên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra.
- Nếu đã lập tờ khai thuế (và chưa nộp cho cơ quan thuế) thì:
+ Mở Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra lên.
+ Các bạn ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn thêm hóa đơn ở trên lên bảng kê.
+ Và ấn "Cất".
 
Nguyên nhân 3: Ngày hóa đơn lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ báo cáo thuế
Trường hợp một hóa đơn được xác định thuộc kỳ báo cáo thuế bất kỳ nhưng không thấy hiển thị trên tờ khai thuế của kỳ đó, thì có thể do Ngày hóa đơn đang lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ báo cáo thuế.
Giải pháp:
- Mở chứng từ lên kiểm tra xem ngày hóa đơn có lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ lập tờ khai thuế không?
- Nếu có, cần đối chiếu với hóa đơn gốc.
- Nếu ngày hóa đơn nhập sai so với hóa đơn gốc thì thực hiện như sau:
+ Bỏ ghi chứng từ để sửa lại ngày hóa đơn cho đúng.
+ Mở Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra trên tờ khai đúng kỳ (kỳ chứa ngày hóa đơn đúng).
+ Và ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" hoặc ấn chuột phải chọn "Chọn chứng từ".
+ Tích chọn hóa đơn mới sửa lại ngày để lấy lên bảng kê.
+ Ấn "Cất".
+ Trường hợp trước khi sửa ngày, hóa đơn này đã được kê khai thuế, thì mở Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra trên tờ khai sai kỳ lên.
+ Và ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" sau đó ấn "Đồng ý" để phần mềm cập nhật lại danh sách các hóa đơn trên bảng kê (bỏ hóa đơn đã sửa ngày ra khỏi bảng kê)
- Nếu ngày hóa đơn đã nhập đúng so với hóa đơn gốc, thì hóa đơn sẽ không được kê khai ở kỳ này, mà sẽ được lấy lên tờ khai của kỳ có chứa ngày hóa đơn.

B - Số liệu lên bảng kê thuế nhưng không lên sổ cái
Chứng từ lấy lên bảng kê mua vào, bán ra nhưng không hạch toán vào tài khoản 133, 33311 hoặc hạch toán khác kỳ
Nguyên nhân 1: Hạch toán nhầm/không hạch toán tài khoản thuế
Các hóa đơn, chứng từ không hạch toán tài khoản thuế vào tài khoản 133/33311 nhưng vẫn được lấy lên tờ khai do thỏa mãn điều kiện sau:
- Với Hóa đơn, chứng từ bán ra: Có chọn thuế suất thuế GTGT, có đủ số và ngày hóa đơn (riêng chứng từ chi tiền mặt, chi tiền gửi, chứng từ nghiệp vụ khác, hóa đơn trả lại hàng bán, hóa đơn trả lại hàng mua thì phải thỏa mãn thêm điều kiện: không chọn Nhóm HHDV mua vào)
- Với Hóa đơn, chứng từ mua vào: Có chọn Nhóm HHDV là nhóm 1,2; có đủ số và ngày hóa đơn.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2-11
Giải pháp:
- Mở chứng từ lên => ấn "Bỏ ghi/Sửa".
- Sang tab "2 - Thuế" => hạch toán lại tài khoản thuế đúng.
- Và ấn "Cất".
 
Nguyên nhân 2: Lập hóa đơn GTGT nhưng không lập chứng từ hạch toán
Trường hợp xuất hóa đơn trước và đã kê khai lên bảng kê thuế, nhưng chưa lập chứng từ bán hàng, thì Báo cáo Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách sẽ hiển thị hóa đơn này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2-12
Giải pháp:
- Mở hóa đơn lên kiểm tra xem có bị quên không lập chứng từ bán hàng không
- Các bạn ấn "Lập CTBH" để ghi nhận doanh thu và hạch toán thuế cho hóa đơn đó
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2-13
Chú ý: Sửa lại ngày trên chứng từ cho khớp với ngày hóa đơn.
 
Nguyên nhân 3: Với hàng nhập khẩu: Chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu đang hạch toán Nợ TK 1388 (3388)/ Có TK 33312
Các hóa đơn mua hàng nhập khẩu đã được kê khai lên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, nhưng không hạch toán thuế vào tài khoản 1331, thì trên báo cáo kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách sẽ hiển thị chênh lệch như trong hình bên dưới.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2-14
Giải pháp:
Tuy hiển thị trên báo cáo nhưng đây không phải là một trường hợp sai lệch. Do bản chất đơn vị mua hàng nhập khẩu và thực hiện nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu sau khi kế toán hạch toán giá trị hàng nhập khẩu.
Do đó, Kế toán hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp bằng bút toán
Nợ TK 1388 (3388)/ Có TK 33312.
Sau khi nộp thuế và hạch toán bút toán thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 1331/ Có TK 1388 thì sẽ không còn hiển thị chênh lệch trên báo cáo nữa. Kế toán thực hiện như sau:
- Hạch toán bút toán nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu trên phần mềm:
+ Nộp thuế bằng tiền mặt
+ Nộp thuế bằng tiền gửi ngân hàng
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.2-15
Chú ý: Nếu thực hiện nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào thời điểm lớn hơn khoảng thời gian xem báo cáo đối chiếu chứng từ sổ sách thì phần mềm vẫn sẽ liệt kê hóa đơn mua hàng nhập khẩu này lên báo cáo.
Ví dụ: Hóa đơn mua hàng nhập khẩu ngày 04/01/2024, nộp thuế vào 04/05/2024. Khi xem báo cáo kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách, nếu chọn xem báo cáo trong khoảng thời gian là quý I/2024 thì trên báo cáo sẽ thể hiện chênh lệch giữa hóa đơn này (tại mục "Thuế") và chứng từ hạch toán tương ứng (tại mục "Sổ cái"), tuy nhiên nếu chọn lại khoảng thời gian xem báo cáo có chứa thời điểm nộp thuế. Ví dụ cả năm 2024 thì báo cáo sẽ không hiển thị chênh lệch.

7.3 Thống kê chênh lệch giữa chứng từ khấu trừ thuế và Tờ khai thuế GTGT

Trường hợp trong kỳ có sự chênh lệch số thuế GTGT còn được khấu trừ giữa chứng từ khấu trừ thuế và tờ khai thuế GTGT, chương trình sẽ hiển thị báo cáo thống kê số chênh lệch này.
Cách kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán trên Misa 7.3
==> Kế toán cần kiểm tra, chỉnh sửa lại số liệu trên tờ khai thuế GTGT và chứng từ khấu trừ thuế tại kỳ phát sinh chênh lệch số thuế GTGT theo báo cáo thống kê.
Hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau
Sai lệch giữa tờ khai thuế GTGT và chứng từ khấu trừ thuế có thể xảy ra do 1 số nguyên nhân sau:
- Kế toán chưa lập chứng từ khấu trừ thuế.
- Kế toán đã lập tờ khai thuế và chứng từ khấu trừ thuế, tuy nhiên sau đó:
+ Trường hợp 1: Do có sai sót số liệu chứng từ hạch toán liên quan đến tiền thuế GTGT, kế toán lập lại chứng từ khấu trừ thuế, nhưng không kiểm tra lại tờ khai thuế.
+ Trường hợp 2: Do kế toán chỉnh sửa số liệu tờ khai thuế (khác so với số liệu chương trình tự động lấy lên bảng kê), nhưng không kiểm tra lại chứng từ khấu trừ thuế.
- Hoặc, kế toán kê khai hóa đơn GTGT chưa được hạch toán vào phần mềm lên bảng kê tờ khai thuế GTGT. Trong khi đó, chứng từ khấu trừ thuế không thể lấy lên số liệu của hóa đơn này.
- v..v..
Căn cứ vào báo cáo sai lệch số liệu, người dùng cần:
- Lập bổ sung chứng từ khấu trừ thuế còn thiếu hoặc kiểm tra lại số liệu hạch toán trên chứng từ khấu trừ thuế trong phân hệ "Tổng hợp" => chọn tab "Chứng từ NVK".
- Tại phân hệ "Thuế" => kiểm tra lại số liệu trên tờ khai thuế và bảng kê liên quan trong kỳ đối chiếu.
- Từ đó chỉnh sửa lại số liệu, hoặc hạch toán bổ sung chứng từ liên quan cho đúng.
Chú ý:
+ Nếu trong kỳ đơn vị chỉ phát sinh thuế GTGT đầu vào mà không phát sinh thuế GTGT đầu ra, và đơn vị không hạch toán chứng từ khấu trừ thuế => Phần mềm vẫn thống kê lên số liệu chênh lệch này và ghi chú rõ để người dùng theo dõi.
+ Khi đơn vị không thực hiện khấu trừ bằng chứng từ Khấu trừ thuế thì bỏ qua chênh lệch này.

7.4. Các trường hợp khác gây sai lệch về nghiệp vụ thuế

Một số tình huống gây ra sai lệch về nghiệp vụ thuế nhưng không được phản ánh trên báo cáo Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách bao gồm:
A - Chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ: Không chọn Nhận kèm hóa đơn
Các chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ khi không chọn Nhận kèm hóa đơn sẽ không hiển thị tab "Hóa đơn" và tab "Thuế" để khai báo thông tin. Do đó, chứng từ này sẽ không hạch toán thuế vào tài khoản 1331 và cũng không được kê khai lên tờ khai thuế. Trên báo cáo Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách sẽ không hiển thị chứng từ này.
Giải pháp:
- Mở chứng từ lên kiểm tra, xem đây có đúng là trường hợp mua hàng Không nhận kèm hóa đơn/Không có hóa đơn không? (Ví dụ trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau).
- Nếu đúng là trường hợp mua hàng Không nhận kèm hóa đơn/Không có hóa đơn thì đây không phải là sai sót, Kế toán chỉ cần lưu ý trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau thì khi nhận được hóa đơn, cần thực hiện nhận hóa đơn trên phần mềm.
- Nếu không phải là trường hợp mua hàng Không nhận kèm hóa đơn/Không có hóa đơn thì thực hiện như sau:
+ Mở chứng từ lên => ấn "Bỏ ghi" => "Sửa"
+ Chọn "Nhận kèm hóa đơn".
+ Khai báo bổ sung thông tin của Hóa đơn tại tab "Hóa đơn" và thông tin thuế GTGT tại tab "Thuế".
+ Khi lập tờ khai thuế GTGT của kỳ chứa ngày hóa đơn thì hóa đơn này sẽ được lấy lên tờ khai.
Chú ý: Hóa đơn mua vào được lấy lên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào phải thỏa mãn điều kiện: có chọn "Nhóm HHDV mua vào" là nhóm 1,2; có đủ số và ngày hóa đơn.
B - Chứng từ được hạch toán ở chi nhánh phụ thuộc cho phép kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng
Khi lập tờ khai thuế của Tổng công ty nếu không nhìn thấy các hóa đơn của chi nhánh phụ thuộc được kê lên bảng kê, là do chi nhánh phụ thuộc đang thiết lập kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng.
Giải pháp:
- Nếu thực tế chi nhánh phụ thuộc không được phép kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng thì thực hiện như sau:
+ Vào menu "Danh mục" => chọn "Cơ cấu tổ chức" => Chọn chi nhánh có phát sinh hóa đơn không được lấy lên bảng kê.
+ Bỏ tích chọn "Kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB" riêng.
+ Và ấn "Cất".
+ Mở "Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào" trên tờ khai của Tổng công ty lên.
+ Các bạn ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn các thêm các hóa đơn của chi nhánh phụ thuộc lên tờ khai.
+ Và ấn "Cất".
- Nếu thực tế chi nhánh phụ thuộc được phép kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng, thì các hóa đơn của chi nhánh này không được lấy lên tờ khai thuế của Tổng công ty, mà phải thực hiện lập tờ khai riêng cho từng chi nhánh.
C - Hóa đơn bán ra của kỳ trước bị kê khai sót
- Với các hóa đơn bán ra của kỳ trước nhưng bị kê khai sót, thì cần lập tờ khai điều chỉnh, bổ sung của kỳ trước để điều chỉnh thuế GTGT đầu ra.
- Với các hóa đơn hàng bán trả lại do khách hàng xuất trả từ kỳ trước nhưng bị kê khai sót, vào kỳ phát hiện sai sót Kế toán thực hiện như sau:
+ Mở "Chứng từ hàng bán bị trả lại" lên kiểm tra thông tin, phải nhập đủ thông tin Số hóa đơnNhóm HHDV mua vào.
+ Lập tờ khai thuế GTGT của kỳ phát hiện sai sót, phần mềm sẽ kê khai hóa đơn hàng bán trả lại ở trên lên "Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào".
+ Nếu tờ khai của kỳ phát hiện sai sót đã được lập nhưng chưa nộp cho cơ quan thuế thì:
  • Mở tờ khai lên => chọn tab "Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào".
  • Và ấn "Sửa" => ấn "Chọn chứng từ" để chọn thêm hóa đơn ở trên lên bảng kê.
  • Cuối cùng ấn "Cất".
 
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa

Thì bạn có thể tham khảo "Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa" tại Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================

Giảm 30% học phí khóa học kế toán online
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online